Quảng Cáo

Khi bị trào ngược dạ dày nên làm gì và kinh nghiệm chữa bệnh

10/07/2020

Bị trào ngược dạ dày nên làm gì và kinh nghiệm chữa căn bệnh này ra sao là câu hỏi của rất nhiều người. Đây là chứng bệnh quen thuộc, gây khó chịu cho người bệnh và có thể để lại biến chứng. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết cách xử trí và kinh nghiệm chữa trị trào ngược nhé! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?

Do thói quen ăn uống hay sinh hoạt không điều độ, dịch dạ dày bao gồm acid HCL, pepsin, dịch mật, thức ăn,… thoát ra khỏi niêm mạc dạ dày trào lên thực quản và kích thích niêm mạc tại đây. Điều này gây ra các triệu chứng như ợ chua, ợ đắng, buồn nôn, khó nuốt, chán ăn,… 

Xét về căn bản, bệnh không nguy hiểm ở giai đoạn đầu. Nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến nặng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do đó, bị trào ngược dạ dày nên làm gì? Khi gặp những triệu chứng đầu tiên, nhiều người thường đánh giá sai về tình trạng của mình, từ đó sinh tâm lý thờ ơ, bỏ qua hay tự mua thuốc uống vô tội vạ. Và bạn biết không, sử dụng thuốc không theo bất cứ chỉ dẫn nào sẽ chỉ làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Khi bị trào ngược dạ dày nên làm gì và kinh nghiệm chữa bệnh
Khi bị trào ngược dạ dày nên làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn?

Nếu bạn bị ợ chua, nóng rát vùng thực quản, đau tức vùng thượng vị, buồn nôn, mệt mỏi,… kéo dài, thì rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh này. Bạn nên đến các cơ sở y tế để được làm các phương pháp xét nghiệm, từ đó tìm nguyên nhân và chẩn đoán bệnh.

Ở đây, các bác sĩ sẽ thực hiện các nghiệm pháp như nội soi, chụp X-quang cản quang ống tiêu hóa, nhân trắc thực quản hay kiểm tra độ pH thực quản để xác định tình trạng hiện tại của bệnh nhân. 

Những thuốc sử dụng theo kinh nghiệm chữa bệnh trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin H2 như Famotidine, Cimetidine, Ranitidine; nên lưu ý loại thuốc này có thể kèm theo các tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, đau họng,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Rabeprazole, Esomeprazole, Pantoprazole, Omeprazole,… Loại thuốc này cũng có tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, đầy hơi, đau đầu, chóng mặt,…
  • Ngoài ra, nếu bạn đã từng sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn trước đó như aspirin, ibuprofen hay thuốc trị loãng xương, hãy đề cập với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

Đối với người bệnh mắc chứng trào ngược dạ dày, thay đổi chế độ ăn và lối sống góp phần quan trọng trong việc chữa trị căn bệnh này.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người bị trào ngược axit dạ dày:

  • Ăn trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng: Để tránh làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và giảm bớt acid trong dạ dày;
  • Không nằm xuống ngay sau khi ăn vào bất kể thời gian nào trong ngày;
  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no;
  • Ngừng việc hút thuốc lá dưới mọi hình thức, nicotine làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới và gia tăng trào ngược dạ dày;
  • Ngừng uống rượu và các sản phẩm có cồn, cồn kích thích niêm mạc dạ dày và tăng tình trạng viêm loét;
  • Nâng đầu giường lên tầm 10-15 cm;
  • Không mặc quần áo quá chật và cúi xuống sau khi ăn;
  • Giữ tư thế đứng thẳng hoặc ngồi thẳng, tránh các động tác cúi người mà phần bụng cao hơn đầu; giữ tư thế tốt sẽ giúp thức ăn và acid ko trào lên thực quản;
  • Thay đổi chế độ ăn uống, không ăn đồ dầu mỡ, cay nóng, thức ăn giàu chất béo hoặc đồ chiên;
  • Giảm cân: Ở người thừa cân béo phì, tình trạng trào ngược thường nặng hơn kèm theo những triệu chứng khó chịu hơn;
  • Tránh căng thẳng, stress kéo dài, không thức quá khuya.

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản

Như đã đề cập bên trên, sử dụng thuốc tây kèm theo nhiều tác dụng phụ khiến người bệnh mệt mỏi. Nếu cơ thể bạn biểu hiện các triệu chứng điển hình không có biến chứng trước đó như ợ hơi, ợ chua, trào ngược, bạn hoàn toàn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian theo kinh nghiệm sau đây, vừa an toàn, hiệu quả và không có tác dụng phụ.

Chia sẻ kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

Mật ong từ lâu được coi là thần dược tốt cho sức khỏe và chữa nhiều loại bệnh trong đó có trào ngược axit dạ dày. Ngoài khả năng điều trị vết thương, mật ong còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng khuẩn hiệu quả. Chính vì vậy, mật ong làm giảm acid dạ dày từ đó giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh này gây ra.

>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày tiếng Anh là gì? Phiên âm, dịch thuật và câu hỏi

Khi bị trào ngược dạ dày nên làm gì và kinh nghiệm chữa bệnh
Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong được nhiều người áp dụng

Cách sử dụng mật ong cũng rất dễ dàng, bạn có thể pha mật ong với một ly nước ấm, trà hoặc sữa ấm, uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. 

Sử dụng mật ong đơn giản lại hiệu quả, nhưng bạn cần lưu ý rằng không phải ai cũng có thể sử dụng mật ong để chữa trào ngược. Khi bạn đang mang thai và cho con bú, hay bạn bị tiểu đường, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng mật ong. Ngoài ra, mật ong không nên dùng với người bị dị ứng mật ong và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Chia sẻ kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày bằng nước ép lô hội

Cây lô hội hay nha đam từ lâu nổi tiếng với công dụng làm đẹp, ngoài ra, nó còn có thể chữa nhiều loại bệnh. Thành phần chính của cây lô hội là nước, bên cạnh đó còn có nhiều loại vitamin, chất khoáng. Đặc biệt, các acid amin có hoạt tính kháng viêm, giảm đau, ngăn ngừa oxy hóa giúp ngăn ngừa gia tăng acid dạ dày, góp phần làm dịu các vết loét. 

Là một loại cây lành tính nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn. Bạn chọn 3 lá nha đam tươi và mập. Mang đi rửa, lược vỏ và tách lấy phần thịt trắng bên trong. Bạn cắt nhỏ phần thịt và cho vào máy xay xay cùng với chút nước. Uống trước bữa ăn nửa tiếng. Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm chút đường và khuấy đều.

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày bằng các bài thuốc dân gian, bạn phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài thì mới có hiệu quả. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ điều trị triệu chứng chứ không trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Trước khi sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Chia sẻ các kinh nghiệm hay được áp dụng

Lựa chọn loại thức ăn

Khi bị trào ngược dạ dày, chế độ ăn uống là rất quan trọng, dưới đây là một số loại thức ăn nên ăn và nên tránh:

Thức ăn nên lựa chọn bao gồm trái cây không thuộc họ cam, quýt như táo, chuối, dưa hấu,…; gừng; yến mạch; rau củ quả; chất béo tốt từ quả bơ, ô-liu, hạt óc chó,…; thịt nạc, lòng trắng trứng, cá biển, sữa chua,…

Thức ăn nên tránh là các loại quả có vị chua như cam, quýt, bưởi, dứa, cà chua,…; cà phê, nước giải khát chứa caffein; đồ uống có gas; thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Lưu ý khi đi ngủ

Vào ban đêm, tình trạng trào ngược nguy hiểm hơn những khoảng thời gian khác trong ngày. Ngoài ra, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, xáo trộn giờ sinh hoạt và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh.

Sau đây là một số kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày vào ban đêm:

  • Nâng đầu giường cao hơn 10-15cm bằng cách kê gạch hoặc sử dụng gối, để đầu cao hơn so với bụng sẽ làm giảm đáng kể trào ngược;
  • Nằm xuống duỗi thẳng người chống lại cơ thắt thực quản dưới.
Khi bị trào ngược dạ dày nên làm gì và kinh nghiệm chữa bệnh
Tư thế ngủ phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày

Nhai kẹo cao su

Nhai một miếng kẹo cao su không đường trong vòng 30 phút sau khi ăn xong sẽ giúp giảm đau nhờ kích thích tuyến nước bọt, rửa trôi acid. Đây là kinh nghiệm đơn giản, dễ làm và cũng rất đặc biệt.

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày bằng trà gừng, trà hoa cúc 

Loại trà này giúp trung hòa acid trong dạ dày, hãy uống trà khi còn nóng. Trà không chỉ có lợi trong việc giảm khó chịu do bệnh trào ngược mà còn giúp an thần, giảm căng thẳng.

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi khi bị trào ngược dạ dày nên làm gì và kinh nghiệm chữa trị căn bệnh này. Bên cạnh cách sử dụng thuốc, hãy tập cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân.

các từ khóa liên quan: