Mề đay cấp tính được xem là một căn bệnh phổ biến do số lượng người mắc khá nhiều, nhưng để hiểu về bản chất và cách điều trị bệnh hiệu quả thì không phải ai cũng biết rõ. Vậy mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Mề đay cấp tính là gì?
Nổi mề đay cấp tính là bệnh dị ứng ngoài da thường xuất hiện rất đột ngột. Đây là kết quả của việc cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, sau chuỗi phản ứng phức tạp giải phóng ra Histamin và hóa chất trung gian gây căng giãn niêm mạc, huyết quản, tăng tính thấm thành mạch mà xuất hiện. Với các biểu hiện nhanh, dữ dội tồn tại trong vòng 24h đến 6 tuần, để phân biệt với mề đay mạn là tồn tại triệu chứng trên 6 tuần.
Bệnh nổi mề đay là căn bệnh da liễu không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, việc chủ quan không điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến mề đay mãn tính và nhiều biến chứng khác, cụ thể là:
- Nhiễm trùng da: Bệnh gây ra triệu chứng ngứa ngáy liên tục và tổn thương trên da. Các vị trí tổn thương sẽ bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.
- Phù mạch: Các báo cáo y tế cho thấy khoảng 25% người bị bệnh có các biểu hiện của phù mạch. Tình trạng này hay xảy ra ở vùng môi, mắt, miệng hoặc trong lưỡi. Nếu chứng phù mạch trở nên nghiêm trọng có thể tích nhiều dịch trong cơ thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
- Sốc phản vệ: Một số trường hợp có thể bị sốc phản vệ do bệnh mề đay làm huyết áp tụt đột ngột, khó thở. Đây là biến chứng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Mề đay cấp tính xảy ra do đâu?
Theo các bác sĩ, hiện nay chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bện nổi mày đay cấp tính. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì căn bệnh này thường liên quan đến phản ứng của cơ thể với các yếu tố dị nguyên từ môi trường bên ngoài. Một số dị nguyên được đưa ra bao gồm:
- Sử dụng thực phẩm gây dị ứng: hải sản, thức ăn nhiều đạm, cay nóng,…
- Phản ứng với các loại thuốc tây, tiêm phòng,….
- Cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi, lông thú cưng
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Từ phòng điều hòa lạnh ra trời nóng và ngược lại, trời trở lạnh.
- Dị ứng với các loại mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội,…
- Nhiễm độc côn trùng do bị chúng cắn.
- Đường hô hấp trên bị nhiễm khuẩn.
- Cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng như giun sán, rận, ghẻ, bọ chét,…
Ngoài các tác nhân nêu trên, nổi mề đay cấp tính trên da cũng thường xuyên xuất hiện nếu bạn đang bị các bệnh lý về gan. Để hạn chế bệnh xảy ra thì bạn nên tránh xa những nguyên nhân gây bệnh nêu trên.
Đặc điểm của bệnh mề đay cấp tính
Khi da bị mày đay cấp tính thì có thể nhận biết dễ dàng với các dấu hiệu rõ ràng trên cơ thể. Các biểu hiện điển hình của căn bệnh này là:
- Da xuất hiện các vết màu đỏ nổi hẳn lên.
- Các vết mẩn đỏ kèm theo ngứa và làn dần ra các vùng da khác trên cơ thể.
- Hình dạng của những vết nổi mẩn ngứa có thể thay đổi theo thời gian.
- Có các biểu hiện sưng ở lưỡi, vòm miệng
- Các vị trí da bị nổi mày đay thường nóng rát rất khó chịu.
- Khi bệnh kéo dài hơn có thể xuất hiện tình trạng phù mạch ở môi, miệng, bộ phận sinh dục.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, người bệnh có thể bị một số biểu hiện khác kèm theo tùy theo nguyên nhân gây bênh. Bạn nên cung cấp các thông tin về dấu hiệu để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Cách xác định mề đay cấp tính
Để hạn chế mức độ nguy hiểm và không để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì bạn nên đi thăm khám sớm. Để chẩn đoán bệnh chính xác nhất, bác sĩ sẽ căn cứ vào các yếu tố sau:
- Các biểu hiện của bệnh xuất hiện từ khi nào? Đây cũng là căn cứ để biết liệu bệnh đang ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính.
- Tần xuất xảy ra mẩn ngứa, mề đay.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh: Trước khi bị nổi mày đay thì có ăn những thực phẩm hoặc tiếp xúc với các dị nguyên nào.
- Có sử dụng thuốc điều trị bệnh khác không? Tốt nhất là người bệnh nên theo sổ khám để bác sĩ có căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại.
Ngoài khám lâm sàn nêu trên, người bệnh còn phải làm các xét nghiệm để giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn, bao gồm:
- Xét nghiệm máu.
- Sinh thiết da nếu hiện tượng mề đay kéo dài và bác sĩ nghi ngờ bị viêm mao mạch dưới da
- Thực hiện test 36 dị nguyên.
Lời khuyên cho người bị mề đay cấp tính
Việc điều trị bệnh mề đay cấp quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ. Đồng thời, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc tây để có tác dụng điều trị nhanh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc trong dân gian giúp cải thiện tình trạng bệnh lâu dài.
- Điều trị bệnh bằng thuốc Tây
Thuốc Tây chủ yếu nhằm kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay như giảm ngứa, giảm phù mạch, ngăn chặn mẩn đỏ,… Thuốc Tây thường có tác dụng nhanh nên điều trị bệnh cấp tính rất tốt. Một số loại thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Thuốc kháng Histamin H1: Cetirizin (Zyrtec), Loratadin (Clarytin), Acrivastin (Semplex).
- Kết hợp Corticoid với thuốc kháng Histamin H1 trong trường hợp bệnh nặng.
- Dùng Epinephrin phồi hợp kháng Histamin liều cao. Chỉ dùng cho bệnh nhân có triệu chứng phù mạch cấp tính.
- Chữa mề đay cấp tính bằng bài thuốc dân gian
Các bài thuốc, mẹo dân gian cũng giúp giảm các biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy của bệnh một cách nhanh chóng. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc được các chuyên gia khuyên dùng dưới đây:
- Dùng lá kinh giới: Theo đông y, kinh giới có tính ấm, vị cay, rất phù hợp với trường hợp này, bạn có thể lấy 1 nắm to lá kinh giới (20-30g) vò nát, pha với 200ml nước đun sôi rồi thấm khăn mềm lau lên vùng bệnh, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay sau khi làm. Cũng với cách làm tương tự bạn có thể áp dụng với lá khế, lá trầu.
- Gừng tươi: Trong gừng có chất chống dị ứng, hạn chế quá trình viêm. Với củ gừng tươi, thái lát mỏng, kích thước khoảng 3×5cm, xoa nhẹ nhàng lên vùng bệnh, bạn sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.
- Chườm nóng bằng lá khế: Khi bị nổi mề đay cấp tính, người bệnh có thể lấy một nắm lá khế sao nóng rồi cho vào túi vải để chườm lên vị trí bị bệnh.
- Bột yến mạch: Bột yến mạch có tác dụng làm dịu mát da, làm giảm ngứa, chống dị ứng. Mỗi ngày tắm bằng nước pha bột yến mạch giúp cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh.
Một điều vô cùng quan trọng để phòng tránh cũng như đẩy lùi bệnh là người bệnh nên tránh tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ gây bệnh như:
- Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều protein, thủy hải sản, trứng, những sản phẩm sữa chưa tiệt trùng.
- Không chà sát lên vùng bệnh vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn, không dùng hóa chất, mỹ phẩm, các loại xà phòng có tính tẩy rửa cao, các hóa chất độc hại, các chất gây kích ứng mạnh.
- Các bạn cũng nên nhớ những sản phẩm thuốc mình đã từng dùng, điều này rất có ý nghĩa với bác sĩ điều trị để tìm ra nguyên nhân dị ứng của bạn.
- Nên tập thói quen uống đủ nước, luyện tập thể thao hàng ngày, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Chữa mề đay cấp tính bằng sản phẩm toàn diện nhất
Trong Đông y, bệnh mề đay thường được nhắc đến với tên gọi là chứng Tầm ma chẩn hay Phong chẩn khối. Bệnh sinh ra khi cơ thể người bệnh bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt gây uất tích tại da. Ngoài ra, bản thân cơ thể người bênh bị suy nhược, khí huyết kém lưu thông, suy giảm chức năng thải độc của gan thận, môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi… cũng chính là những nguyên nhân gây bệnh.
Theo kinh nghiệm YHCT, để chữa trị tận gốc mề đay cấp tính thì ngoài giải quyết triệu chứng ngoài da, người bệnh cần được đẩy lùi nguyên nhân từ bên trong, phòng ngừa bệnh tái phát. Đây cũng là nguyên tắc được áp dụng trong xây dựng bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm của nhà thuốc Tâm Minh Đường (Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018).
Mỗi một liệu pháp có một vai trò riêng trong điều trị:
Bài thuốc uống
- Đảm nhận chức năng thanh nhiệt, giải độc, trừ phong, giảm ngứa, tiêu viêm, lương huyết, bồi bổ gan thận và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Là tập hợp của 11 vị thuốc, trong đó có 6 vị chủ dược chính, tỷ lệ các vị thuốc được gia giảm với nhau theo nguyên tắc “quân, thần, tá, sứ” trong Đông y. Ngoài ra, với mỗi tình trạng bệnh lý nặng nhẹ và thể trạng của từng người bệnh mà thuốc cũng được gia giảm cho phù hợp nhất.
Bài thuốc ngâm rửa và thuốc bôi
- Có nhiệm vụ sát khuẩn ngoài da, giảm đau rát, giảm ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.
- Phục hồi bề mặt da, kích thích làm lành bề mặt da, làm mềm da.
Cách sử dụng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm rất đơn giản. Người bệnh sắc thuốc uống ngày một thang, hàng ngày đun nước ngâm rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh sau đó mới dùng thuốc bôi (dạng kem) là bước sau cùng.
Theo kết quả nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, 90% người bệnh mề đay cấp tính triệt để bệnh sau khi dùng hết 1 liệu trình (10 ngày), bệnh không tái phát trở lại. Với những trường hợp mề đay dai dẳng lâu ngày thì cũng không cần dùng quá 3 liệu trình.
Tại sao nên dùng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm điều trị mề đay cấp tính?
- Lộ trình điều trị khoa học, rõ ràng.
- Nhận thấy các triệu chứng bệnh được kiểm soát ngay sau 2-3 ngày dùng.
- Điều trị căn nguyên tận gốc, hiệu quả bền vững, ngăn ngừa tái phát.
- Củng cố khả năng đề kháng của cơ thể trước các dị nguyên.
- 100% thảo dược tự nhiên lành tính, thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không tác dụng phụ.
- Bài thuốc được nghiên cứu bởi thương hiệu Đông y uy tín, đã được Sở Y tế cấp phép, chứng nhận.
Bạn cần bác sĩ tư vấn trực tiếp cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0908849669
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh mề đay cấp tính. Hi vọng qua bài viết trên các bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh và có biện pháp phòng tránh hiệu quả.