Quảng Cáo

Tiêm sinh học chữa bệnh vảy nến tốt không và các loại thuốc sinh học mới

10/07/2020

Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là một cách điều trị bệnh mới mà không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về khái niệm, loại thuốc và hiệu quả của biện pháp điều trị này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Tìm hiểu về cách tiêm sinh học chữa vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh có căn nguyên liên quan tới hệ miễn dịch ở vai trò của tế bào lympho T. Bệnh gây ra do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể. Do một nguyên nhân nào đó làm cho các tế bào T nhận nhầm da không phải là cơ quan của vật chủ nên đã tạo phản ứng đào thải nó. Gây nên tình trạng phát triển bất thường của các tế bào sừng.

Chính dựa vào căn nguyên này mà cơ sở của các biện pháp điều trị bệnh vẩy nến đó là phải ngăn chặn phản ứng miễn dịch nhầm kia của cơ thể. Ngoài cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam thì bạn đọc có thể tham khảo phương pháp tiêm sinh học.

Theo bác sĩ Trần Hùng (công tác tại bệnh viện 103), thuốc sinh học là một loại thuốc có nguồn gốc từ protein (hay là các thành phần của cơ thể sống). Các thuốc sinh học nhắm vào các phản ứng miễn dịch gây ra bệnh vảy nến hay cụ thể hơn là các tế bào lympho T của hệ thống miễn dịch. Từ đó ngăn chặn các phản ứng tự miễn dịch của cơ thể để đào thải da của vật chủ. Giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Thông thường, các thuốc sinh học này thường chỉ được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp bệnh mức độ trung bình hoặc nặng. Và cách sử dụng thuốc phải được hướng dẫn từ chuyên gia và người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị để phát huy tối đa hiệu quả.

Các loại thuốc sinh học chữa bệnh vẩy nến mới nhất

Có rất nhiều loại thuốc sinh học hiện nay, dưới đây là một số loại thuốc được áp dụng khi điều trị vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học sử dụng chữa bệnh vảy nến:

Thuốc Efalizumab

Thuốc tiêm Efalizumab được chỉ định dùng trong bệnh vẩy nến thể mảng mức độ trung bình hoặc nặng, kéo dài dai dẳng.

Khi sử dụng thuốc này cần lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc đồng thời với thuốc chữa bệnh vẩy nến nhóm kháng TNF alpha.
  • Không sử dụng thuốc cho người mắc bệnh vẩy nến thể khớp do thuốc có tác dụng rất kém trong thể này.
  • Phải làm xét nghiệm về số lượng tiểu cầu trước khi bắt đầu sử dụng thuốc nhằm theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc là làm giảm tiểu cầu. Sau khi sử dụng thuốc cũng phải làm xét nghiệm tiểu cầu 3 tháng/lần.
  • Không sử dụng thuốc nếu bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc, phụ nữ đang có thai, người có bệnh lý nhiễm trùng, ác tính.

Thuốc tiêm sinh học Alefacept

Thuốc có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh vảy nến thể mảng mức độ trung bình, nặng và kéo dài. Tác dụng phụ của thuốc cũng rất ít nên người bệnh có thể an tâm sử dụng.

Tuy nhiên thì người bệnh cần phải đi kiểm tra các tế bào TCD4 trước khi sử dụng thuốc để chữa bệnh, và kiểm tra định kỳ 2 tuần/ lần để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tiêm sinh học chữa bệnh vảy nến tốt không và các loại thuốc sinh học mới

    Secukinumab – Thuốc tiêm sinh học chữa vảy nến

Thuốc nhóm ức chế TNF

Nhóm thuốc này bao gồm:

  • Adalimumab.
  • Etanercept.
  • Infliximab.

Nhóm thuốc này không chỉ có khả năng ức chế TNF mà còn giúp làm giảm TNF – một loại cytokine của phản ứng miễn dịch được tạo ra từ các tế bào đại thực bào, tế bào lympho T, tế bào sừng, tế bào đuôi gai và các tế bào bạch cầu đơn nhân, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến do phản ứng tự miễn gây ra. Do cơ chế tác dụng của thuốc mà khi sử dụng thuốc loại này cũng gây nên tình trạng giảm sức đề kháng của cơ thể trước tác nhân gây bệnh.

Thuốc sinh học Etanercept

Thuốc cũng được chỉ định sử dụng trong các trường hợp vẩy nến thể mảng mức độ trung bình và nặng. Thuốc này cũng dùng được trong trường hợp vảy nến thể khớp.

Tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc cần phải lưu ý:

  • Làm các xét nghiệm cơ bản như công thức máu, chức năng thận (ure, creatinin máu), chức năng gan (men gan), máu lắng.
  • Thuốc không dùng cho người có tiền sử bệnh suy tim, viêm gan virus C, bệnh lao phổi.
  • Làm lại các xét nghiệm cơ bản trên sau sử dụng thuốc 3 tháng.

Thuốc Secukinumab

Cũng như các loại thuốc sinh học khác, Secukinumab được dùng cho trường hợp vảy nến thể nặng hoặc trung bình, nó cũng dùng được cho cả viêm khớp vẩy nến.

Thuốc có cơ chế đó là ngăn chặn một loại protein có liên quan tới phản ứng viêm của cơ thể là protein IL-17A từ đó giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Tiêm sinh học chữa bệnh vảy nến tốt không?

Bất kỳ biện pháp điều trị bệnh nào cũng đều có ưu điểm và nhược điểm, đặc biệt là với các thuốc Tây. Dưới đây là đánh giá hiệu quả và một số tác dụng phụ của thuốc sinh học trong chữa vẩy nến.

Hiệu quả của cách điều trị vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học

Các thuốc sinh học đã được nghiên cứu rất kỹ càng và theo như kết quả sử dụng của những người đã được điều trị vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học này thì nó mang lại hiệu quả rất cao và tác dụng nhanh.

Tuy nhiên phương pháp tiêm sinh học chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh vảy nến mức độ trung bình và nặng và cũng chỉ sử dụng được trên một số đối tượng nhất định. Do nó tác động tới chức năng của hệ thống miễn dịch của cơ thể nên không phải ai cũng có thể sử dụng được nó. Hơn thế nữa, bác sĩ cũng phải cân nhắc sử dụng thuốc cũng như đưa ra một phác đồ điều trị, theo dõi hết sức kỹ càng khi sử dụng thuốc thì mới không gặp phải các tác dụng không mong muốn cho người bệnh.

Tiêm sinh học chữa bệnh vảy nến tốt không và các loại thuốc sinh học mới

    Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học đem lại tác dụng nhanh nhưng phải cẩn trọng khi sử dụng

Tác dụng phụ của thuốc tiêm sinh học

Một số tác dụng không mong muốn của phương pháp tiêm sinh học chữa vẩy nến đó là:

  • Đối với Efalizumab: Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân có thể xuất hiện đau đầu, mệt mỏi. Bệnh nhân có thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Nếu các tác dụng phụ này quá nặng và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh thì nên dùng thuốc.
  • Đối với Alefacept: Thuốc này khi sử dụng có thể gây đau đầu, viêm mũi họng, ngứa. Đặc biệt còn gây tăng nguy cơ mắc các bệnh ở đường hô hấp. Nặng nề hơn thì bệnh nhân có thể gặp các bệnh như giảm bạch cầu, nhiễm trùng nặng và suy gan.
  • Đối với Etanercept: Trong quá trình điều trị bằng thuốc này bệnh nhân có thể xuất hiện ho, nhức đầu. Nghiêm trọng hơn là mắc các bệnh nhiễm trùng, giảm bạch cầu, hồng cầu.
  • Do là thuốc tác động tới hệ miễn dịch của cơ thể nên khi dùng thuốc sẽ làm giảm các phản ứng bảo vệ cơ thể. Chính vì vậy mà cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.

Trên đây là một số thông tin về cách chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học mà bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng rằng bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tốt nhất cho mình.

các từ khóa liên quan: