Quảng Cáo

Trào ngược dạ dày gây ho không, gây ho đờm phải làm sao?

10/07/2020

Trào ngược dạ dày gây ho, có đờm có nguy hiểm không, phải làm sao để khỏi là nỗi băn khoăn của không ít người bệnh khi gặp phải tình trạng này. Cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay.
Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Trào ngược dạ dày gây ho không?

Có rất nhiều người cho rằng trào ngược dạ dày gây ho, có đờm là một trong những triệu chứng của bệnh lý trào ngược tá tràng phổ biến nhất hiện nay. Vậy điều này có đúng không?

Theo một số nghiên cứu cho thấy, ho không phải là một triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân mắc bệnh trào ngược tá tràng nhưng ít nhất ho có liên quan đến 25% căn bệnh này.

Trào ngược dạ dày gây ho không, gây ho đờm phải làm sao?
Trào ngược dạ dày gây ho đờm không?

Tuy nhiên, không phải vì thế mà những người bị ho mãn tính luôn được chẩn đoán mắc bệnh dạ dày bị trào ngược vì bản thân người bị ho mãn tính có thể mắc phải nhiều bệnh khác cùng lúc.

Có hai nguyên nhân đến tình trạng trào ngược dạ dày gây ho:

  • Một là ho sẽ là phản xạ khi một vật gì đó (dịch vị, axit, thức ăn ) rơi vào cổ họng của người bệnh.
  • Thứ hai, trào ngược diễn ra trên ống thực phẩm của người bệnh và làm cho những giọt axit vô tình rơi vào cổ họng. Tình trạng này còn được biết đến là trào ngược thanh quản, chúng sẽ tạo ra những cơn ho nhằm chống sự trào ngược.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm phải làm sao?

Tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm là một tình trạng nặng hơn và báo hiệu sức khỏe bạn đang gặp nguy hiểm.

Đờm là một chất nhày được hình thành từ quá trình trào ngược thực quản có sự tác động mạnh đến các biểu mô đường hô hấp. Khi các axit dịch vị đến đến tới khí quản cùng với sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại, chúng sẽ tạo thành đờm trong cổ họng gây khó chịu.

Để được chẩn đoán tình trạng ho có đờm, bệnh nhân cần được các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm để được chẩn đoán đúng bệnh lý cũng như thực hiện các kế hoạch chữa bệnh kịp thời.

Các tốt nhất để kiểm tra trào ngược dạ dày gây ho đờm không là dựa vào chỉ số PH. Bằng cách sử dụng một dây ống nhỏ dẫn từ đầu mũi vào tới ống thực ăn để đo và nội soi trong một khoảng thời gian nhất định.

Để khắc phục được tình trạng này, bản thân người bệnh trước hết nên tập cho mình có được một lối sống lành mạnh và khoa học như:

Xem ngay: Trào ngược dạ dày gây khó thở, viêm họng nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây ho không, gây ho đờm phải làm sao?
Bị trào ngược dạ dày gây ho đờm có thể sử dụng nước ép bạc hà để cải thiện
  • Ngưng sử dụng các chất kích thích vì sẽ ảnh hưởng không chỉ đến dạ dày mà còn các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ và tránh ăn quá nhiều: Các bữa ăn lớn sẽ khiến cơ thắt thực quản làm các axit dạ dày trào ngược lên ống thức ăn.
  • Không nằm xuống sau khi dùng bữa hoặc nằm trong lúc ăn: Điều này sẽ vô tình làm lượng axit tăng cao hơn.
  • Không mặc đồ chật: Nên mặc quần áo thoáng mát để dạ dày không bị chèn ép.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị trào ngược thực quản gây ho và các triệu chứng khác là thuốc kháng axit, thuốc ức chế thụ thể H-2, thuốc PPI,…

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể trị trào ngược dạ dày ho nhiều ngay tại nhà bằng những phương pháp dân gian như sau:

  • Sử dụng bạc hà làm nước ép: Trong bạc hà có nhiều thành giúp giảm đau, bảo vệ nhu động ruột và giảm bớt tình trạng ho và có đờm. Người bệnh có thể sử dụng thường xuyên nước ép bạc hà để giảm bớt tình trạng ho nhanh chóng.
  • Sử dụng tinh bột nghệ để làm thuốc: Tinh bột nghệ có chứa các tinh chất curcumin rất tốt cho thành dạ dày. Không chỉ làm lành các vết loét mà có thể trung hòa được lượng axit dịch vị, tránh gây ra trào ngược. Nhờ vậy, mà cũng không còn tình trạng ho và có đờm. Người dùng nên pha tinh bột nghệ với nước ấm để uống hằng ngày hoặc pha cùng với sữa chua để sử dụng đều được.
  • Dùng bột chuối xanh trước bữa ăn: Trong thực phẩm này sẽ có chứa các sợi pectin hòa tan giúp ngăn chặn axit trong dạ dày và đánh bay chứng triệu chứng ho. Người bệnh nên sử dụng bột chuối xanh pha với mật ong để sử dụng 2 lần 1 ngày sẽ đạt được hiệu quả cao.

 Lưu ý khi bị trào ngược dạ dày kèm theo ho nhiều

Nhiều người bệnh dạ dày thường hay thắc mắc về việc trào ngược dạ dày có gây ho mãn tính cho họ không? Một nghiên cứu khác cho thấy, bệnh trào ngược tá tràng gây ho chiếm tới 40% trong số những nguyên nhân gây nên chứng ho mãn tính.

Ho mãn tính thường được biết đến là ho nhiều, khoảng thời gian được coi là ho nhiều sẽ kéo dài khoảng 8 tháng. Để ngăn chặn được tình trạng này, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau:

Trào ngược dạ dày gây ho không, gây ho đờm phải làm sao?
Bị trào ngược dạ dày gây ho đờm nên ăn nhiều rau xanh
  • Luôn cố gắng duy trì mức khối cơ thể khỏe mạnh (BMI): điều này là cần thiết vì sẽ làm giảm lượng axit trào ngược lên thực quản.
  • Nên tránh các chất kích thích, rượu bia hay thuốc lá.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm tươi xanh, tránh những thực phẩm quá cay và nóng. Những thực phẩm tuyệt đối không nên dùng là socola, cà phê, cam, quýt, tỏi, hành và những thực phẩm có nhiều chất béo.
  • Có thể kê cao gối vào những giấc ngủ buổi tối.

Với một số trường hợp trào ngược dạ dày gây ho đờm nặng hơn, người bệnh sẽ được khuyên thực hiện các cuộc phẫu thuật điều trị. Các cuộc phẫu thuật sẽ được tiến hành, khi bệnh nhân được chẩn đoán là có đúng bị trào ngược thực quản gây ho hay không. Các bác sĩ thường sẽ phẫu thuật thắt chặt cơ thắt thực quản dưới hoặc chèn một thiết bị từ tính để hỗ trợ chức năng của cơ thắt thực quản dưới.

Đó là những thông tin cụ thể chi tiết nhất mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn , đặc biệt là những bệnh nhân thắc mắc đến tình trạng bị trào ngược dạ dày gây ho. Nếu thấy hay, hãy cùng chia sẻ bài viết này để nhiều người biết đến nhiều hơn nhé. Cảm ơn mọi người đã đọc.

các từ khóa liên quan: