Quảng Cáo

Trào ngược dịch mật là gì, nên ăn gì và thuốc điều trị bệnh

10/07/2020

Trào ngược dịch mật là khái niệm còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy không phải là căn bệnh phổ biến nhưng dễ gây nhầm lẫn với trào ngược axit dạ dày. Nếu tình trạng bệnh tái diễn lâu ngày sẽ gây không ít biến chứng nguy hại như viêm loét, xuất huyết, ung thư dạ dày,… Sau đây là bài viết phân tích cụ thể vấn đề này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Trào ngược dịch mật là gì?

Trào ngược dịch mật là gì, nên ăn gì và thuốc điều trị bệnh
Trào ngược dịch mật là gì

Đầu tiên, dịch mật là một chất lỏng màu vàng hơi xanh, vị đắng, tính kiềm, được sản sinh ra từ gan với lượng trung bình từ 700 – 800ml/ ngày. Mật tham gia hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn ở tá tràng và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn có hại theo cơ chế như sau:

  1. Lúc không có thức ăn, dịch mật tiết ra được cô đặc và dự trữ trong túi mật.
  2. Lúc tiếp nhận thức ăn đi vào, túi mật co bóp liên tục để đẩy dịch mật đi vào tá tràng. Lượng mật được chuyển đi có nhiệm vụ tiêu hóa chất béo trong đồ ăn và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong dầu.

Sự bài tiết dịch mật giảm đi nếu thức ăn chứa ít hoặc không có mỡ. Trái lại, việc dung nạp thực phẩm nhiều mỡ dễ dẫn đến trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày.

Dịch mật bị trào ngược cũng có liên quan đến sự sai lệch của chức năng đóng mở ở van môn vị giữa tá tràng và dạ dày. Cụ thể là, chiếc van này chỉ mở ra khi thức ăn từ thực quản đưa qua dạ dày rồi xuống tá tràng, lúc này dịch mật cũng bắt đầu hoạt động; nếu van mở đóng không đúng lúc hoặc không kín sẽ làm cho dịch mật “rò rỉ” bị trào ngược lên dạ dày, thậm chí là đi vào thực quản và hầu họng.

Trào ngược dịch mật có tự khỏi?

Thông thường, dịch mật trào ngược và trào ngược axit dạ dày thực quản dễ bị nhầm lẫn với nhau do chúng có thể xảy ra cùng lúc, nhưng thực chất đây là hai hiện tượng khác biệt.

Không giống như trào ngược axit dạ dày, bệnh lý trào ngược dịch mật là dạng cấp cứu nội – ngoại khoa và không thể tự khỏi nếu chưa có sự can thiệp điều trị y tế đúng cách như dùng thuốc hoặc thậm chí là phẫu thuật. Các yếu tố dinh dưỡng, sinh hoạt chỉ mang tính bổ trợ trong quá trình chữa bệnh chứ không giúp kiểm soát bệnh trực tiếp.

Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh thường khó nhận biết. Khi có các dấu hiệu “tình nghi” thì người bệnh nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán một cách chính xác và kịp thời. Sự chủ quan với bệnh trào ngược dịch mật sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường như viêm họng, viêm loét niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư thực quản,… vô cùng nguy hiểm.

Tốt nhất là thực hiện nguyên tắc “phòng hơn chữa” thông qua các phương pháp đơn giản như hạn chế thức ăn nhiều chất béo và gia vị, chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, không ăn quá no; nằm ngủ nghỉ đúng giờ và cách bữa ăn sau 1 tiếng, ngủ gối cao đầu khoảng 10cm so với hai chân; không uống bia rượu, hút thuốc lá và chất kích thích; luyện tập thể dục giữ cân nặng hợp lý;….

Nguyên nhân và triệu chứng trào ngược dịch mật

Nguyên nhân trào ngược dịch mật

  • Viêm loét dạ dày, tá tràng

Đây là căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp, khiến cho dạ dày suy giảm chức năng đáng kể. Thức ăn bị tồn đọng gây áp lực lên thành dạ dày và ảnh hưởng đến hoạt động cơ thắt môn vị đóng mở bất thường. Từ đó tạo cơ hội cho trào ngược dịch mật xảy ra.

  • Phẫu thuật túi mật

Việc cắt bỏ túi mật hoặc các tác động ngoại khoa liên quan đến viêm túi mật cấp, u túi mật, sỏi túi mật… khiến người bệnh có thể gặp một số di chứng hậu phẫu. Thống kê cho thấy, hiện tượng trào ngược dịch mật có nguy cơ cao với những người đã trải qua phẫu thuật túi mật.

  • Phẫu thuật dạ dày

Theo các nghiên cứu, van môn vị trở nên bất ổn định trong các trường hợp có can thiệp phẫu thuật ở dạ dày như cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, nối tắt dạ dày hoặc phẫu thuật trào ngược dạ dày khiến cho dịch mật dễ tràn qua các khe hở môn vị và đi ngược từ tá tràng lên dạ dày, thực quản.

Triệu chứng trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật là gì, nên ăn gì và thuốc điều trị bệnh
Trào ngược dịch mật có triệu chứng gì
  • Đau bụng: Các cơn đau diễn biến âm ỉ hoặc dữ dội. Cảm giác đau tức, nóng rát, cồn cào ở thượng vị và vùng ngực giống như hiện tượng đau ruột thừa lúc khởi phát.
  • Ợ nóng: Bị đau rát, tức nghẹn ở lồng ngực và cuống họng do dịch mật tràn lên, kích thích tạo ra các cơn ợ nóng, ợ chua xuất hiện kèm theo đắng miệng. Ngoại trừ phụ nữ đang mang thai ra thì chỉ người bị trào ngược dịch mật mới gặp hiện tượng này. 
  • Đau họng: Cảm giác bị đau họng, ho khan, khàn giọng, dần mất tiếng do dịch mật trào lên thực quản, hầu họng làm cho lớp niêm xung quanh họng bị bỏng rát, tổn thương nặng.
  • Buồn nôn ói: Dễ cảm thấy cổ họng bị kích ứng, buồn nôn và ói ra dịch mật màu vàng ngả xanh, có vị đắng. Đây là dấu hiệu nhận diện đặc trưng nhất của bệnh, giúp phân biệt với trào ngược dạ dày thông thường.
  • Những triệu chứng khác: Đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, mệt mỏi, sụt cân…

Trào ngược dịch mật nên ăn gì?

Như đã nói, chế độ ăn uống không tác động trực tiếp đến bệnh dịch mật trào ngược nhưng chúng giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn. Do đó, người bệnh cần thiết lập một thực đơn dinh dưỡng hợp lý bằng cách ưu tiên các nhóm thực phẩm sau:

  1. Rau củ quả: Đây là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A & C, khoáng chất và nước giúp giảm axit dịch vị, kích thích nhu động ruột làm việc. Người bị trào ngược dịch mật nên ăn các loại rau có lá nhiều và củ quả màu xanh như rau cải, rau bina, rau ngót, bông súp lơ, đậu ve, măng tây, dưa leo,…
  2. Trái cây: Đây cũng là thức ăn giàu vitamin, khoáng chất không thể thiếu mỗi ngày. Người bị dịch mật trào ngược nên bổ sung các loại chuối, táo, dưa hấu, dâu tây,….
  3. Tinh bột: Người bệnh trào ngược dịch mật cũng nên ăn các thực phẩm như bánh mì, bột yến mạch, lúa mạch,… giúp hấp thu và làm giảm đi lượng axit dạ dày dư thừa.
  4. Gừng, nghệ: Đây không những là gia vị quen thuộc, mà còn là thảo dược có hoạt chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên cho các bệnh đường tiêu hóa và kìm hãm lại cơn ợ nóng, ợ chua do dịch mật trào ngược gây ra.

Thuốc điều trị trào ngược dịch mật

Nhóm thuốc trị trào ngược dịch mật bằng cơ chế chẹn axit

Gồm các loại thuốc như Questran và Colestid, Cisaprid có tác dụng cô lập axit dịch mật, ngăn cản quá trình lưu thông mật ngược lên dạ dày – thực quản, trong đó có Cisaprid thích hợp cho trẻ em. Nhóm thuốc này được sử dụng khá phổ biến cho nhưng kèm theo một số tác dụng phụ nhất định.

Trào ngược dịch mật là gì, nên ăn gì và thuốc điều trị bệnh
Thuốc trị trào ngược dịch mật Questran

Nhóm thuốc làm giảm đau bụng, buồn nôn ói

Tiêu biểu là thuốc Ursodeoxycholic Axit giúp đẩy nhanh lưu lượng mật, giảm trừ mức độ và tần suất của một số triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, nôn ói dịch mật vàng xanh một cách có hiệu quả.

Nhóm thuốc trị trào ngược dịch mật ức chế tiết axit dịch vị

Đây là nhóm ức chế bơm proton vẫn đang nằm trong diện “hoài nghi” và chịu sự tranh luận trái chiều. Do thuốc không có vai trò cụ thể trong việc điều trị dịch mật trào ngược, chúng chỉ được sử dụng để giảm tiết axit dạ dày nhưng lại có thể gây phản ứng trào ngược dịch vị.

Cho dù là dùng nhóm thuốc nào thì người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định và toa kê của bác sĩ trong việc dùng thuốc đúng thời gian, đủ liều lượng và tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển bệnh.

Trào ngược dịch mật là bệnh lý không phổ biến nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu việc dùng thuốc không đủ đáp ứng thì người bệnh có thể được cân nhắc bằng thủ thuật giải phẫu. Do đó, việc phát hiện để chữa trị sớm, kết hợp với ăn uống và lối sống khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả và phòng tránh các nguy cơ không mong muốn. 

các từ khóa liên quan: