Quảng Cáo

Vi khuẩn hp là gì, chữa khỏi không? Triệu chứng nhiễm và cách chữa

10/07/2020

Trong số những nguy cơ gây tổn thương hệ tiêu hóa thì vi khuẩn HP là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Bởi vì nó là loại vi khuẩn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe dạ dày và đường ruột. Bạn đọc hãy dành một chút thời gian cùng bài viết hôm nay tìm hiểu các thông tin hữu ích xoay xung quanh vấn đề này nhé. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP, hay còn được biết đến với cái tên Helicobacter pylori/Campylobacter pylori, là một loại vi khuẩn tồn tại chủ yếu trong lớp niêm mạc của dạ dày. Nó thuộc vào chi Helicobacter và phân lớp Epsilon Proteobacteria. Hình dáng của nó được miêu tả là như cái gậy bị cong, ở một đầu có tiên roi. Chính những tiên roi này là thứ giúp vi khuẩn H.pylori di chuyển trong bao tử.

Vi khuẩn hp là gì, chữa khỏi không? Triệu chứng nhiễm và cách chữa
Hình ảnh vi khuẩn hp trong dạ dày

Helicobacter pylori lần đầu được công bố trên thế giới vào năm 1982, bởi hai nhà nghiên cứu người Úc là Robin Warren và Barry Marshall. Cũng chính Marshall là người đã tự cấy ghép loại vi khuẩn HP này vào cơ thể mình để chứng minh nó là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dạ dày hp. Sau này, nhờ vào khám phá này mà cả hai người đã nhận giải Nobel về sinh lý học và y học năm 2005.

Các báo cáo y tế cũng chỉ ra rằng có đến một nửa dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP và tỷ lệ người cao tuổi là cao nhất. Ngay cả ở những quốc gia phát triển như Australia khoảng 15% người dân có HP trong cơ thể. Trong khi đó đối với Việt Nam, tỷ lệ này là 7/10.

Đối với trẻ em, nếu bị vi khuẩn HP “xâm lược” vào dạ dày thì phần lớn nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể. Hầu hết những ai bị nhiễm đều không biết gì về “vị khách” nhỏ bé này, nhưng xấp xỉ ⅕ số người có H. pylori sẽ phát triển thành viêm dạ dày. Nếu kéo dài, nó có thể dẫn đến loét dạ dày, loét mở trên niêm mạc bao tử hay thậm chí là ung thư.

Vi khuẩn HP có chữa khỏi được không?

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý như viêm loét dạ dày và tá tràng. Muốn chữa dứt điểm, yếu tố mấu chốt chính là tiêu diệt những vi khuẩn “không mời mà đến” này. Vậy thì câu hỏi đặt ra là vi khuẩn HP có chữa khỏi dứt điểm được không?

Theo trang tin nổi tiếng về các nghiên cứu y tế cho sức khỏe NCBI thì liệu pháp tăng ba Bismuth kết hợp với các thuốc ức chế bơm proton được coi là tiêu chuẩn vàng trong chữa vi khuẩn HP. Nó được nhiều bác sĩ công nhận là có khả năng dung nạp tốt đối với bệnh nhân đồng thời ít gây tác dụng phụ và làm giảm thời gian chữa bệnh.

Pháp đồ đôi khi hơi phức tạp và yêu cầu bệnh nhân trải qua hai đợt chữa trị. Tuy nhiên chỉ cần người bệnh tuân thủ đúng mọi bước quy trình và lời khuyên của bác sĩ, tỷ lệ chữa khỏi gần như nắm chắc 100%. Sau khi chữa, các bác sĩ cũng cần một khoảng thời gian theo dõi cùng xét nghiệm lặp lại vài lần để chắc chắn rằng vi khuẩn HP đã được giải quyết triệt để.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày

Ở một số trường hợp, vi khuẩn HP sẽ không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Nhiều bác sĩ cho rằng đó là do cơ thể họ có cơ chế miễn dịch bẩm sinh với Helicobacter pylori.

Còn nếu việc nhiễm vi khuẩn HP khiến dạ dày bạn bị loét, viêm, bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau nóng rát ở vùng bụng. Các cơn đau thường đến rồi đi, nhưng bạn có thể cảm nhận rõ rệt nhất là vào lúc bụng rỗng (ví dụ: Giữa các bữa ăn, giữa đêm khuya,..). Nó diễn ra trong một vài phút hoặc nhiều giờ liền. Bên cạnh đó, viêm loét dạ dày còn xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Bụng thấy chướng khí, đầy hơi.
  • Tình trạng ợ hơi.
  • Không có cảm giác đói bụng.
  • Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Sụt cân không có nguyên nhân.

Viêm loét bao tử do vi khuẩn HP có thể gây chảy máu trong, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, nếu bạn rơi vào trường hợp có các dấu hiệu sau, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ y tế ngay:

  • Bụng đau một cách dữ dội.
  • Trong bãi nôn có máu hoặc có màu như bã cà phê.
  • Đầu óc quay cuồng, thậm chí ngất xỉu.
  • Màu da không có sức sống.
  • Trong người mệt mỏi không rõ lý do.
  • Tức ngực khó thở.
  • Trong phân thải ra có lẫn máu hoặc có màu đen sẫm.
Vi khuẩn hp là gì, chữa khỏi không? Triệu chứng nhiễm và cách chữa
Đau bụng là biểu hiện thường gặp nhất khi nhiễm vi khuẩn HP

Dù là khá hiếm nhưng vi khuẩn HP có khả năng gây nên bệnh ung thư dạ dày. Các dấu hiệu ban đầu sẽ không rõ rệt, thường chỉ là những cơn ợ nóng. Nếu thời gian mang mầm vi khuẩn này kéo dài thêm, các triệu chứng sẽ dần dần xuất hiện:

  • Đau bụng, khi sờ vào thì thấy có hiện tượng bị sưng lên.
  • Buồn nôn nhẹ hoặc nôn mửa.
  • Không có cảm giác thèm ăn.
  • Cảm thấy no bụng dù mới chỉ ăn một ít.
  • Cân nặng giảm mạnh không rõ lý do.

Cách chữa vi khuẩn HP

Nếu bạn bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, pháp đồ chữa bệnh sẽ bao gồm tiêu diệt H.pylori, chữa lành niêm mạc dạ dày và ngăn không cho vết loét quay trở lại. Thông thường, thời gian chữa sẽ mất một đến hai tuần để bạn có thể cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt.

Các bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn vài loại thuốc khác nhau, chúng bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh nhằm mục đích tiêu diệt sự tồn tại của vi khuẩn HP: Tinidazole (tindamax), tetracycline (sumycin), metronidazole (flagyl), clarithromycin (biaxin) và amoxicillin. Bạn sẽ cần tối thiểu hai loại thuốc thuộc nhóm này.
  • Thuốc ức chế vi khuẩn HP làm giảm axit dạ dày bằng cách ức chế các bơm proton tạo ra axit: Pantoprazole (protonix), omeprazole (prilosec), rabeprazole (aciphex), lansoprazole (prevacid), omeprazole (nexium), dexlansoprazole (dexilant).
  • Bismuth subsalicylate: Là loại thuốc có tác dụng tương tự với thuốc kháng sinh, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP trong cơ thể bạn.
  • Các loại thuốc ức chế vi khuẩn HP, giúp chẹn kháng thể histamin- thứ thúc đẩy dạ dày tạo ra nhiều axit hơn: Ranitidine (zantac), cimetidine (tagamet), nizatidine, famotidine (pepcid, fluid).

Liều lượng thuốc phải uống trong một ngày lên đến mười bốn viên hoặc nhiều hơn, thời gian chữa sẽ kéo dài vài tuần lễ. Bạn có thể sẽ cảm thấy việc tiêu thụ như vậy là quá nhiều nhưng bạn nhất định cần phải tuân thủ đúng lộ trình và đơn thuốc. Bởi vì nếu bạn uống không đủ liều kháng sinh, vi khuẩn HP sẽ nhờn thuốc và nhiễm trùng khó chữa trị hơn. Nếu có tác dụng phụ, bạn cũng cần nói ngay với bác sĩ phụ trách. 

Phần lớn các vết loét và viêm do vi khuẩn HP gây ra sẽ lành sau vài tuần chữa bệnh. Trong thời gian này, bạn cũng nên tránh dùng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) vì nó có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày. Nếu muốn giảm đau, bạn hãy nhờ các bác sĩ giới thiệu một số loại khác.

Sau khi bạn kết thúc quá trình chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam hoặc tân dược từ một đến hai tuần, bạn nên đến bệnh viện một lần nữa để kiểm tra phân hoặc hơi thở của mình nhằm chắc chắn không còn việc nhiễm trùng nữa. Để phòng ngừa “gặp lại” nó, bạn cần ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Cao Bình Vị – Tiêu diệt vi khuẩn HP

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên đại học Y Dược TP.HCM) cho biết: “Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP là điều cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp vô tình tiêu diệt cả lợi khuẩn có trong dạ dày, khi đó vi khuẩn HP có cơ hội tấn công trở lại. Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này, bệnh nhân nên kết hợp với các bài thuốc đông y có dược tính mạnh giống như Cao Bình Vị Tâm Minh Đường”.

Vi khuẩn hp là gì, chữa khỏi không? Triệu chứng nhiễm và cách chữa
Cao Bình Vị Tâm Minh Đường

Đây là sản phẩm của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Được bào chế từ “Lục dược bình vị”, bài thuốc đã mang lại hiệu quả vô cùng vượt trội:

  • Bạch mao căn, nhân trần: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
  • Cối xay, Hoàng bá: Kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.
  • Chỉ thiên, Kim ngân hoa: Kháng viêm, tăng lợi khuẩn, phục hồi tổn thương niêm mạc.
Vi khuẩn hp là gì, chữa khỏi không? Triệu chứng nhiễm và cách chữa
Ưu điểm của Cao Bình Vị

Để khắc phục nhược điểm của thuốc đông y – Tức là tác dụng chậm, các chuyên gia Tâm Minh Đường đã quyết định bào chế Cao Bình Vị ở dạng cao nguyên chất – Dạng tốt nhất trong đông y. Nhờ đó, tình trạng bệnh được ổn định trở lại chỉ sau 2-3 liệu trình.

[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/XwmS2sz-eHg” width=”668″ height=”376″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]

Thực tế, sau gần 10 năm hoạt động, Cao Bình Vị đã giúp cho hàng ngàn người điều trị bệnh dạ dày thành công. Nhờ thành tự vượt trội của Cao Bình Vị, năm 2018 Tâm Minh Đường đã vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.

Bạn cần bác sĩ tư vấn trực tiếp về trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

Vi khuẩn hp là gì, chữa khỏi không? Triệu chứng nhiễm và cách chữaVi khuẩn hp là gì, chữa khỏi không? Triệu chứng nhiễm và cách chữa

Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc, bấm ngay khung chat bên cạnh để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!

Vi khuẩn HP hoàn toàn không phải là vấn đề đáng ngại nếu bạn cập nhật cho bản thân nhiều thông tin cần thiết liên quan đến nó. Hy vọng với bài viết này, bạn đọc đã có thêm các kiến thức mới và bổ ích để chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện và hoàn hảo nhất.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.87.64.37

 

 

 

các từ khóa liên quan: