Quảng Cáo

Viêm dạ dày mạn tính: Thông tin bệnh lý và phương pháp xử lý

10/07/2020

Hơn một nửa người dân trên thế giới đang đối mặt với căn bệnh viêm dạ dày mạn tính ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin bệnh lý và phương pháp xử lý khi gặp tình trạng này nhé. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Tìm hiểu về viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mãn tính là tình trạng dạ dày bị viêm nhiễm kéo dài hoặc tái phát. Điều này xảy ra do niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương. Đây là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến nhất ở người. 

Viêm dạ dày mạn tính: Thông tin bệnh lý và phương pháp xử lý
Tìm hiểu về bệnh viên dạ dày mãn tính

Có hơn một nửa dân số thế giới mắc bệnh này ở các mức độ khác nhau. Đồng thời, nó có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí suốt đời nếu không được điều trị. Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân gây ra hoặc góp phần vào sự phát triển của bệnh.

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng viêm dạ dày mạn tính. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều liên quan đến những điều sau:

  • Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Đây nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trên toàn thế giới. Theo các nhà khoa học, H. pylori lây qua thực phẩm, nước và dịch cơ thể có chứa mầm bệnh.
  • Tổn thương niêm mạc dạ dày: Các trường hợp lạm dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (ibuprofen và naproxen), sử dụng rượu quá mức, căng thẳng,… khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở dạ dày.
  • Do điều kiện tự miễn: Ở một số đối tượng, hệ thống miễn dịch tự tấn công phá hủy niêm mạc dạ dày của họ. Trường hợp này được gọi là viêm dạ dày tự miễn và thường là mạn tính.
  • Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm: hội chứng kích thích ruột, dị ứng thực phẩm, bệnh sarcoid, bệnh Crohn,…

Một số trường hợp do Helicobacter pylori gây ra có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày nào. Tuy nhiên, đa số các đối tượng ở tình trạng mạn tính đều bắt gặp các triệu chứng, bao gồm:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
  • Có cảm giác nóng rát ở dạ dày
  • Khó tiêu
  • Khó chịu hoặc đau bụng trên
  • Đầy hơi
  • Ăn không ngon
  • Cảm giác no khi mới chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn
  • Buồn nôn và nôn

Viêm dạ dày mạn tính nguy hiểm không?

Viêm dạ dày mạn tính: Thông tin bệnh lý và phương pháp xử lý
Những nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày mãn tính

Căn bệnh này thường diễn tiến âm thầm và kéo dài nên nếu chủ quan không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để can thiệp điều trị. Nhưng trong trường hợp không chữa trị, bệnh có thể tiến triển và gây nên các biến chứng nghiêm trọng như loét dạ dày, polyp dạ dày hoặc u, thiếu máu (thường gặp ở đối tượng tự miễn).

Trên thực tế và theo các nghiên cứu, những ca tử vong do ung thư và loét dạ dày là di chứng của bệnh viêm dạ dày ruột mạn tính. Thêm nữa, so với tổn thương dạ dày cấp thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn và tỷ lệ chữa khỏi thành công khá thấp.

Bệnh có thể gây khó chịu, đau và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không có các biện pháp trị liệu kịp thời. Chính vì vậy, mọi người nên đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu của căn bệnh đường tiêu hóa này.

Cách xử lý viêm dạ dày mạn tính

Việc chữa trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh do việc sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid gây ra hoặc do lạm dụng rượu quá nhiều thì người bệnh cần ngưng dùng ngay các chất đó.

  • Điều trị Helicobacter pylori: Trường hợp do vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ thường được điều trị bằng cách kết hợp giữa kháng sinh và thuốc kháng axit. Nếu loại bỏ được vi khuẩn này sẽ chữa được bệnh viêm dạ dày mạn tính kéo dài. Bạn cần dùng thuốc ngay cả khi nhiễm trùng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và nên sử dụng kháng sinh đồ diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.

Đa số các loại thuốc điều trị đều tập trung làm giảm lượng axit. Một số loại thuốc làm giảm axit trong dạ dày phổ biến như:

  • Thuốc kháng axit: Những thuốc kháng axit thường chứa natri, canxi, magie hoặc muối nhôm có thể giúp trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên, thuốc kháng axit có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón hay một số tác dụng phụ khác.
  • Bên cạnh đó, các thuốc điều trị viêm dạ dày mạn tính thường được sử dụng như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin.
  • Điều trị tự miễn: Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi bệnh này. Bệnh lý này thường gây ra thiếu hụt vitamin B12 và sắt. Do đó, người bệnh cần bổ sung các chất thông qua các thuốc tiêm hoặc thuốc uống dạng viên nén.
  • Điều trị chuyển sản ruột (intestinal metaplasia): Có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị thay đổi và được gọi là chuyển sản ruột. Đây là tình trạng khi các tế bào dạ dày biến đổi trở nên giống các tế bào ruột và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Loại bỏ Helicobacter pylori có thể làm chậm chuyển sản ruột.
Viêm dạ dày mạn tính: Thông tin bệnh lý và phương pháp xử lý
Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc Tây

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Trong trường hợp gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng, các bạn sẽ cần phải bổ sung hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm ngăn ngừa các biến chứng. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng có thể giúp bạn kiểm soát tốt bệnh lý của mình. 

Dưới đây là một chế độ ăn uống phù hợp cho người bị viêm dạ dày mạn tính được các chuyên gia khuyến nghị mà bạn có thể áp dụng:

  • Tránh xa các thực phẩm cay nóng
  • Thực hiện chế độ ăn giảm muối
  • Ngưng dùng hoặc hạn chế sử dụng rượu, các đồ uống chứa cồn
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các thực phẩm có tính axit như cam, quýt,…
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày
  • Nên sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và men vi sinh
  • Ăn các thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt

Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày mãn tính bằng thay đổi thói quen xấu

  • Tránh hoặc giảm sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid
  • Nếu bạn đang hút thuốc thì hãy cố gắng bỏ thói quen này
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thư giãn bằng các bài tập chẳng hạn như thiền, yoga,… để kiểm soát căng thẳng và lo âu.
  • Uống nhiều nước

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về viêm dạ dày mạn tính. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị mắc bệnh thì cách tốt nhất hãy đi khám để được tư vấn về điều trị hiệu quả. 

các từ khóa liên quan: