Viêm dạ dày ruột cấp là căn bệnh do nhiễm trùng khá phổ biến. Tuy vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan vì đây là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm khá nhanh. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến bệnh mà bạn có thể tham khảo. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Bệnh án viêm dạ dày ruột
Đây là căn bệnh thể hiện tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng niêm mạc ruột. Bệnh do các vi khuẩn, virus từ thực phẩm, nguồn nước gây ra hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ bị mất nước, gây ra nôn mửa, tiêu chảy, đôi khi có sốt hoặc đau thắt bụng.
Thông qua một số bệnh án viêm dạ dày ruột cấp, chúng ta có thể tổng hợp một số thông tin về bệnh lý như sau.
- Triệu chứng: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh mà các triệu chứng này có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày. Bệnh ban đầu có triệu chứng và biểu hiện giống như tiêu chảy hay ngộ độc thức ăn thông thường. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có khả năng truyền nhiễm và lây lan khá nhanh do tiếp xúc với người bệnh.
- Đối tượng: Mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp là bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng nhiều nhất đến những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ… Với những người có hệ miễn dịch suy giảm do HIV và AIDS hay sau khi hóa trị dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.
- Lưu ý: Đối với căn bệnh này, người bệnh có thể chủ động điều trị tại nhà bằng những phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn thì phải đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Nếu người bệnh có một trong những triệu chứng bệnh loét dạ dày nguy hiểm như sau thì cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ: sốt cao trên 40 độ C, ói mửa, ói ra máu đi phân lỏng liên tục trong 24h hoặc có máu trong phân.
Viêm dạ dày ruột nên ăn gì, không nên ăn gì?
Lối sống thiếu vệ sinh đặc biệt là trong ăn uống chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày ruột cấp. Chính vì thế, việc chọn thức ăn đưa vào cơ thể rất quan trọng trong việc điều trị bệnh.
Trong tình trạng thiếu nước và khá nhạy cảm của cơ thể, bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đồng thời bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Đồng thời, bạn bạn cần lưu ý chọn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi và hết sức giữ vệ sinh trong quá trình chế biến. Nếu không, tình trạng bệnh sẽ càng trầm trọng hơn.
Nên ăn gì?
Người bệnh viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn có thể tham khảo:
- Gạo trắng, mì ống
- Bột yến mạch, ngũ cốc đã nấu chín
- Bánh mì trắng, bánh mì nướng không hạt, bánh quy giòn không nhân
- Sốt cà chua (không hạt)
- Khoai tây nấu chín đã lột vỏ
- Trái cây được nấu chín hoặc trái cây không hạt hoặc đã được lột vỏ
- Một số loại trái cây bổ sung chất xơ cho cơ thể: dưa hấu đỏ, bơ, chuối chín, dưa gang
- Một số loại rau củ bổ dưỡng và dễ tiêu như đậu xanh, măng tây, củ cải, cà rốt, nấm, bí ngô, cải bó xôi…
Viêm dạ dày ruột không nên ăn gì?
Có những thực phẩm nên ăn và tốt cho sức khỏe thì cũng có một số đồ ăn cần phải kiêng để hỗ trợ cho quá trình làm việc của hệ tiêu hóa:
- Thịt với xương sụn
- Các sản phẩm nguyên hạt như bánh mì, ngũ cốc, bánh quy giòn, mì pasta, gạo
- Dưa muối, dưa cải bắp, cải ngựa
- Trái cây tươi hoặc sấy khô như dâu, mận, dứa, nho khô, sung…
- Phô mai làm từ các loại hạt hoặc trái cây
- Nước trái cây có hạt hoặc còn xơ
- Hầu hết các loại rau sống
- Đậu phụ, đậu lăng
- Bắp rang bơ
- Một số loại rau nấu chính gồm đậu Hà Lan, bông cải xanh, bí mùa đông, hành tây, súp lơ, ngô, cải bắp
Viêm dạ dày ruột ở trẻ em
Hầu hết trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp ít nhất 2 lần mỗi năm, những bé đã đi nhà trẻ có thể hơn. Sau 3 tuổi, bệnh thường ít xảy ra hơn vì hệ miễn dịch đã phát triển đáng kể.
Khi mắc bệnh, ngoài những triệu chứng đã nói trên, các bậc phụ huynh nên lưu ý một số biểu hiện mất nước của bé. Nếu thấy có những dấu hiệu này thì nên đứa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Cách chữa vi khuẩn hp bằng thuốc nam từ dân gian
- Trẻ khát nước trầm trọng
- Mắt trũng, môi khô, tái nhợt
- Da nhăn nheo
- Bé quấy khóc nhiều hơn, rất khó dỗ
- Khóc nhưng không ra nước mắt
- Tay chân lạnh, người tái nhạt
- Ngủ li bì
- Số lần đi tiểu quá ít, lượng nước tiểu mỗi lần cũng ít
Khi trẻ mắc bệnh viêm dạ dày ruột, điều quan trọng nhất cha mẹ cần lưu ý là không được dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy là một phản ứng của cơ thể đào thải vi khuẩn ra bên ngoài. Vì thế, nếu dùng thuốc cầm lại, tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn.
Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, nếu muốn cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào phải hỏi ý kiến bác sĩ trước. Cùng với việc dùng thuốc, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú và ăn nếu bé đã ăn dặm và không có biểu hiện nôn ói. Mẹ nên cho bé uống nhiều nước để bù đắp lại lượng nước bị mất do tiêu chảy.
Dù là bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em rất thường hay gặp phải nhưng bố mẹ vẫn có cách để phòng bệnh cho con ngay từ đầu. Phụ huynh nên rửa tay thật sạch trước khi cho bé ăn, thay tã hay chơi cùng bé.
Bên cạnh đó, bạn cần giữ vệ sinh cho bé, rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi ăn. Ngoài ra, thức ăn, nước uống mà bé dùng hàng ngày nên được kiểm soát đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột cấp
Khi điều trị căn bệnh này, các bác sĩ sẽ dựa vào nguồn phát sinh bệnh để đưa ra hướng điều trị bệnh phù hợp nhất với bệnh nhân. Bệnh có hai phác đồ điều trị riêng biệt dành cho người lớn và trẻ nhỏ.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột cho trẻ nhỏ
Đây là đối tượng không nên sử dụng kháng sinh nên việc điều trị khá khó khăn. Đa số những trường hợp bệnh ở trẻ em sẽ được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Nếu phương pháp bảo tồn này không khắc phục được những triệu chứng bệnh thì phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột ở người lớn
Điều trị bằng Tây y
Với người lớn, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm tiết và trung hòa axit trong dạ dày để khắc phục những triệu chứng đau dạ dày.
- Thuốc kháng axit: Maalox hay Mylanta dạng lỏng hoặc viên nén với những trường hợp đau dạ dày nhẹ
- Thuốc ức chế bơm Proton: Esomeprazole, Lansoprazole, Omeprazole, Rabeprazole…
- Thuốc ức chế histamin H2: Cimetidine, Famotidine, Nizatidine, Ranitidine…
Điều trị bằng Đông y
Ngoài thuốc tây thì bạn có thể thử một số loại bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày ruột. Đây là phương pháp khá an toàn, lành tính nhưng kết quả sẽ đến chậm hơn tây y. Trong Đông y, một số loại thảo dược quý sau có thể giải quyết tình trạng đau dạ dày của bạn.
- Chè dây: An thần, thanh nhiệt, giải độc, trung hòa acid dịch vị
- Kim ngân hoa: Vị kháng sinh tự nhiên, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP, chống viêm loét dạ dày
- Tam thất: Giảm đau, lưu thông khí huyết, làm lành tổn thương niêm mạc
Viêm dạ dày ruột cấp là căn bệnh thường gặp ở hầu như mọi đối tượng bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và môi trường sống. Bệnh thường gây ra cảm giác khó chịu và cần phải điều trị gấp để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có một nguồn tham khảo hữu ích trong việc điều trị bệnh.