Viêm da mủ là căn bệnh không còn xa lạ gì với nhiều người. Tuy nhiên độc giả vẫn còn thắc mắc về các triệu chứng của bệnh này, liệu nó có lây không và cách chữa trị như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ là những kiến thức do chuyên gia cung cấp để người bệnh có thêm hiểu biết về nó. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Viêm da mủ là gì?
Da bị viêm mủ là một triệu chứng bệnh gây nên việc nổi mụn nước, khi những mụn nước này vỡ ra có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ cho người bệnh. Căn bệnh viêm da cơ địa này chia thành 2 nhóm chính là viêm mủ do tụ cầu khuẩn và do liên cầu khuẩn.
Vị trí bị viêm da mủ thường là vùng da nhiều lông hoặc lỗ chân lông to, những mụn nước này cũng sẽ nổi lên ở vùng da chứa nhiều vi khuẩn như vùng khuỷu tay, mông, vùng bẹn,… Đôi khi những mụn nước, mụn nhọt có thể xuất hiện cả ở trên mặt, đặc biệt là ở trẻ em.
Nguyên nhân là do thời tiết nóng nực, vận động nhiều khiến mồ hôi sinh ra ở những bộ phận này tăng lên, làm bít lỗ chân lông, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn sinh sôi và gây ra bệnh. Đôi khi là do vệ sinh cơ thể không sạch sẽ hoặc tiếp xúc với mủ của người bệnh khác dẫn đến việc sinh ra các mụn nước này.
Viêm da mủ có lây không?
Tình trạng này được các bác sĩ cảnh báo là một bệnh dễ lây. Khi mắc bệnh này người bệnh thường có những mụn nước, khi chúng vỡ ra sẽ có dịch màu vàng. Trong dịch này chứa tác nhân gây bệnh nên nếu bị dính dịch này trên da thì những người có sức đề kháng yếu hoặc da nhạy cảm rất dễ bị bệnh tương tự. Đây là lý do tại sao nhiều gia đình có một thành viên bị bệnh thì cả gia đình cũng sẽ bị các viêm nhiễm tương tự trên da.
Chính vì vậy khi phát hiện người thân bị bệnh viêm da mủ thì mọi người cần lưu ý một số điểm sau:
- Không dùng chung khăn tắm, khăn mặt hoặc mặc chung quần áo với người bị bệnh để tránh dính phải dịch tiết ra từ vùng da bị viêm.
- Nếu giúp người thân bôi thuốc hoặc vệ sinh vùng da bị viêm thì nên đeo bao tay và rửa sạch tay sau khi thực hiện các thao tác này.
Người bệnh cũng cần có những biện pháp tự bảo vệ bản thân để tránh lây bệnh cho người khác. Đồng thời cần tránh việc đụng chạm vào các vết mưng mủ trên da khiến các dịch mủ chảy ra và lan rộng đến những vùng da lành gây viêm nhiễm trên diện rộng sẽ khó chữa trị hơn.
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch yếu, làn da mỏng manh nên rất dễ bị mắc bệnh lý này. Trẻ sơ sinh thường bị viêm nhiễm vùng da ở mông, bẹn hoặc mặt. Đặc biệt ở các bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bé gái.
Thêm vào đó trẻ vẫn chưa nhận thức rõ ràng về bệnh nên khi cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu sẽ đưa tay lên gãi và khiến vùng da tổn thương lan rộng hơn. Da viêm có mủ ở trẻ dễ lây lan khắp vùng miệng do đưa tay lên mút nên các bậc cha mẹ cần hết sức lưu khi con mình bị mắc bệnh này.
Xem thêm >> Viêm da liên cầu, tụ cầu khuẩn ở trẻ em có gây nguy hiểm cho các bé?
Một số biện pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để hạn chế bệnh lây lan cũng như phát tán rộng trên da có thể kể đến như:
- Hạn chế bé tiếp xúc với những trẻ bị viêm ở da tương tự. Hạn chế người lạ dùng tay đụng vào mặt hoặc hôn lên mặt bé.
- Chọn quần áo thấm hút mồ hôi sẽ rất tốt cho viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh, đặc biệt vào những ngày nóng nực. Có thể dùng phấn rôm để giúp làn da bé thông thoáng hơn nhưng không dùng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.
- Tắm rửa cho bé bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và lau khô người trước khi mặc quần áo để tránh nước bị ứ đọng ở vùng bẹn, khuỷu tay, khuỷu chân,… gây bí bách và viêm nhiễm da bé.
- Vệ sinh sạch sẽ chân tay, mặt mũi rất quan trong trong điều trị da viêm kèm mủ ở trẻ sơ sinh. Các bé nên được vệ sinh mỗi khi từ ngoài vào, trước và sau mỗi bữa ăn. Hạn chế để bé chơi ở những nơi không đảm bảo vệ sinh.
- Nên bôi thuốc cho bé khi bé đã ngủ để hạn chế tình trạng nhiều bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu sẽ dùng tay chạm vào phần thuốc vừa bôi và đưa lên miệng.
Viêm da mủ kiêng ăn gì?
Đối với bệnh nhân có da bị viêm mủ thì cần kiêng những nhóm thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ: Vì những chất béo khi dung nạp vào cơ thể sẽ khiến những mụn nước, mụn nhọt bị viêm nhiễm nặng và lan rộng hơn. Đồng thời việc những thực phẩm này gây nóng trong người nên sẽ khiến người bệnh càng khó chịu hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều đường nhân tạo: Những loại đồ ăn như nước ngọt, bánh ngọt,… cũng nên hạn chế vì đường sẽ khiến tình trạng viêm da mủ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa: Mặc dù sữa nằm trong nhóm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng đối với những người bệnh mà cơ thể nhạy cảm thì sữa chính là nguyên nhân gây viêm nhiễm nặng hơn.
- Các chất có cồn, kích thích như rượu, bia, thuốc lá: Những chất này không chỉ làm tình trạng viêm nhiễm trên da trở nên nghiêm trọng hơn mà còn gây hại cho sức khỏe người bệnh.
Thuốc bôi trị viêm da mủ
Trước khi sử dụng thuốc bôi trị viêm ở da có mủ người bệnh nên khám da liễu để xác định chính xác loại bệnh mà mình đang mắc phải. Sau khi đã xác định rõ tình trạng bệnh và tình hình sức khỏe của bản thân thì người bệnh có thể sử dụng một vài loại thuốc bôi được khuyên dùng dưới đây:
- Thuốc bôi Mupirocin Ointment USP:Đây là dạng thuốc bôi có chứa kháng sinh, có tác động kháng viêm tại chỗ giúp ngăn chặn tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn sinh sôi, phát triển trên vùng da bị viêm nhiễm.
- Thuốc bôi trị viêm da Fobancort Cream: Đây cũng là một dạng thuốc chuyên trị các chứng viêm ở da có mủ, viêm ở da tiết bã,… Tuy nhiên loại thuốc này được khuyến cáo là không sử dụng trong thời gian dài vì có thể làm nhăn nheo, teo các tế bào da. Vì vậy người bệnh chỉ nên dùng trong khoảng từ 7 đến 10 ngày.
- Thuốc bôi Bactroban®: Loại thuốc này chứa kháng sinh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu khuẩn – nguyên nhân gây bệnh chính. Tuy nhiên thuốc bôi này chỉ dùng cho người lớn, nếu muốn dùng cho bé bị viêm da mủ sơ sinh thì cần tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia y tế.
- Thuốc Pesancort: Pesancort nằm trong danh sách những thuốc bôi da chuyên trị các bệnh về da liễu nói chung. Loại thuốc này còn chữa trị được cả vảy nến, chàm, viêm bề mặt da tiết bã,…
Những loại thuốc bôi nói trên đều được phân phối rộng rãi tại bệnh viện và nhà thuốc trên toàn quốc nên quý độc giả có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng. Trong quá trình sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và ngưng dùng thuốc, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ khi có biểu hiện bệnh nặng thêm.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết về viêm da mủ cũng như những loại thuốc bôi trị tận gốc căn bệnh này. Hy vọng rằng với những kiến thức được cung cấp người bệnh có thể phòng ngừa và tìm được loại thuốc chữa bệnh phù hợp với cơ thể.