Quảng Cáo

Viêm đại tràng ở trẻ em có nguy hiểm không và cách chăm sóc trẻ nhỏ

10/07/2020

Viêm đại tràng ở trẻ em không phải là vấn đề nhỏ do trẻ còn ít tuổi và có hệ miễn dịch non nớt. Chính vì vậy, cha mẹ không thể chủ quan và cần có cách chăm sóc phù hợp giúp con sớm vượt qua giai đoạn bệnh tật khó khăn này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Trẻ em có bị viêm đại tràng không?

Viêm đại tràng ở trẻ em có nguy hiểm không và cách chăm sóc trẻ nhỏ
Viêm đại tràng ở trẻ em do nguyên nhân nào

Trẻ em cũng là đối tượng có thể bị viêm ruột già, chứ đây không phải là bệnh chỉ có ở người lớn hay người cao tuổi. Một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này ở trẻ là:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Nhiều cha mẹ sợ con gầy, suy dinh dưỡng nên ép con ăn nhiều khiến hệ tiêu hoá của con bị ảnh hưởng. Đặc biệt là đồ dầu mỡ, chiên rán – thường là những món khoái khẩu nhưng lại là một trong những nguyên nhân khiến cho viêm đại tràng ở trẻ em xảy ra .
  • Sai lầm trong vấn đề dùng thuốc cho trẻ: Nhiều cha mẹ ở Việt Nam thường rất chủ quan và tự dùng thuốc cho con cái mà không theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc giảm đau, chống viêm hay hạ sốt,… khi không được dùng phù hợp sẽ gây hại nghiêm trọng cho hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ.
  • Nhiễm vi khuẩn hay nấm trong đường ruột:Trẻ thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy, đau bụng hay chướng bụng,… có nguy cơ cao mắc bệnh viêm ruột già.
  • Trẻ em ở tuổi đi học gặp phải tình trạng căng thẳng, áp lực do quá trình học hành vất vả, gia đình không hiểu con cái… rất dễ gây bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Vậy trẻ bị viêm đại tràng có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Vì vậy, cha mẹ hãy tham khảo những biểu hiện sau để dự đoán con có khả năng bị bệnh lý này và có phương án điều trị kịp thời:

  • Trẻ bị đau bụng, đầy bụng, nhiều hơi, tắc ruột nên luôn quấy khóc, mệt mỏi.
  • Da xanh xao yếu ớt, bị sút cân, cơ thể gầy gò, thiếu sức sống.
  • Viêm đại tràng ở trẻ em khiến táo bón thường xuyên hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày, thậm chí có chất nhầy, máu trong phân đen rất nguy hiểm.
  • Trẻ bị loét miệng, nổi mẩn đỏ hiện rõ trên da.
  • Trẻ có hiện tượng thiếu nước, môi khô, thở khó khăn, bị nôn ói.
  • Trẻ bị sốt, bỏ ăn là dấu hiệu của giai đoạn nặng hơn trong bệnh viêm ruột già.

Nhìn chung, khi trẻ chớm có những dấu hiệu này, cha mẹ nên đưa con đi thăm khám kịp thời để có những phán đoán chuẩn xác để điều trị.

Viêm đại tràng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng ở trẻ em có nguy hiểm không và cách chăm sóc trẻ nhỏ
Bệnh viêm đại tràng ở trẻ em có nguy hiểm không

Viêm ruột già ở trẻ em sẽ rất nguy hiểm và có nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Bên cạnh đó, trẻ bị bệnh này cũng mắc thêm một số bệnh khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển trí não và thể chất:

  • Bệnh gây ra nhiều mệt mỏi, hấp thụ kém, chức năng chuyển hóa dinh dưỡng không thuận lợi cho trẻ.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hoá, hay tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, khiến trẻ sợ đi vệ sinh. Bệnh để lâu còn gây tác động xấu không nhỏ tới tâm lý cũng như sức khỏe của trẻ.
  • Quá trình trao đổi chấp, tiêu hoá kém khiến trẻ bị viêm đại tràng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, não bộ phát triển chậm.
  • Sử dụng thuốc điều trị lâu ngày gây ảnh hưởng tới sức đề kháng vốn đã non nớt của trẻ, có thể chuyển sang bệnh viêm mãn tính rất khó chữa trị dứt điểm.
  • Tắc ruột hay chảy máu trong là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ.

Để điều trị bệnh viêm đại tràng ở trẻ em có một số phương pháp phổ biến sau:

  • Dùng thuốc là phương pháp đầu tiên và cơ bản nhất, tuy vậy, tất cả các loại thuốc cần được bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng sử dụng chính xác về liều lượng cũng như thời gian. Một số loại thuốc thường dùng là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị táo bón hay tiêu chảy.
  • Trong trường hợp trẻ bị nôn trớ nhiều hoặc mất nước do tiêu chảy sẽ phải bổ sung chất điện giải và truyền nước qua đường tĩnh mạch.
  • Nếu trường hợp bệnh nặng, bệnh mãn tính mà các loại thuốc không còn có tác dụng, trẻ có khả năng cao được chỉ định phẫu thuật. Bên cạnh các phương pháp điều trị, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp bệnh mau khỏi.

Cách chăm sóc trẻ em bị viêm đại tràng

Khi trẻ bị bệnh lý này, cha mẹ cần hết sức cẩn thận chăm sóc sức khoẻ bệnh tình cho trẻ cả về thể chất và tinh thần để trẻ không bị lo lắng nhiều, đủ mạnh mẽ vượt qua bệnh tật.

Viêm đại tràng ở trẻ em có nguy hiểm không và cách chăm sóc trẻ nhỏ
Chăm sóc trẻ bị viêm đại tràng thế nào

Chế độ ăn uống cho trẻ bị viêm ruột già

Khi nấu các món ăn cho trẻ, cha mẹ cần tránh những thực phẩm sau vì nó gây những ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa:

  1. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh.
  2. Hạn chế cho trẻ uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ, bánh ngọt,…
  3. Trường hợp viêm đại tràng ở trẻ em kèm theo tiêu chảy cần hạn chế bớt lượng chất xơ nạp vào cơ thể.
  4. Ngược lại, nếu trẻ thường xuyên bị táo bón, cha mẹ cần tăng cường chất xơ, rau củ quả trong các bữa ăn của trẻ.
  5. Tránh cho nhiều gia vị, đặc biệt là muối trong các món ăn nấu cho trẻ.
  6. Chọn những thực phẩm tươi sống, thơm ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rau củ không phun thuốc trừ sâu – Đây là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc bệnh cho trẻ.

Chăm sóc chế độ sinh hoạt cần thiết với viêm đại tràng ở trẻ em

  1. Cho trẻ ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, không để trẻ thức khuya, lo âu.
  2. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
  3. Cho trẻ uống thuốc đúng thời gian và liều lượng bác sĩ hướng dẫn.
  4. Đưa trẻ đi khám đúng hạn, theo dõi diễn biến sức khoẻ của trẻ, nếu có dấu hiệu khác biệt cần có phương án xử lý sớm.

Xem thêm >>Dấu hiệu đau đại tràng khi mang thai và thuốc sử dụng cho bà bầu

Trẻ em cần có sự chăm sóc tinh thần

  1. Tránh để trẻ gặp nhiều áp lực trong việc học hành, thi cử hay trong cuộc sống.
  2. Thường xuyên động viên trẻ, giữ tình thần lạc quan, vui tươi để trẻ vượt qua được giai đoạn khó khăn.
  3. Tạo những không gian thoải mái, rộng rãi, thoáng đãng để trẻ có cảm giác tốt hơn.

Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài về vấn đề viêm đại tràng ở trẻ em sẽ là những kiến thức hữu ích cho nhiều cha mẹ và chính trẻ. Chúc các em luôn mạnh khoẻ và vui vẻ trong cuộc sống!

các từ khóa liên quan: