Viêm gan b đi xin việc, hiến máu, nghĩa vụ & xuất cảnh được không? Đây đều là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Bệnh là một trong những căn bệnh nằm trong nhóm bệnh truyền nhiễm và chưa có thuốc điều trị tận gốc, nên người bệnh bị hạn chế rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy để giải đáp thắc mắc trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Viêm gan B có xin việc được không?
Theo luật pháp Việt Nam, chưa có bất cứ quy định nào về việc người nhiễm virus siêu vi B không được phép xin việc hay đi làm và trên thế giới cũng không có điều luật nào cấm như vậy. Nhưng trên thực tế, việc tuyển dụng người lao động lại do các doanh nghiệp quyết định và mỗi đơn vị sẽ có những yêu cầu khác nhau về sức khỏe của người lao động.
Theo đó, một số công ty lo ngại các bệnh truyền nhiễm sẽ lây lan ra cộng đồng nên họ sẽ quy định không tuyển dụng người lao động có bệnh truyền nhiễm.
Quy tắc này chủ yếu xuất hiện ở các đơn vị đặc thù như sản xuất dược phẩm, sản xuất vacxin, dụng cụ y tế, thuốc tiêm hay các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp có quy định khắt khe về vấn đề sức khỏe như trên là rất ít, số còn lại thường không yêu cầu.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định người bị bệnh có thể xin việc, chỉ cần bạn vẫn đủ sức khỏe và công ty không bắt buộc thì bạn hãy cứ mạnh dạn gửi đơn một cách bình thường.
Viêm gan B có phải đi nghĩa vụ không?
Khi bạn bệnh thì có phải đi nghĩa vụ hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bạn ở mức độ nào. Theo Luật pháp quy định, chỉ kêu gọi các công dân nhập ngũ khi đạt sức khỏe loại 1, 2, 3.
Đối với những công dân bị bệnh gan hầu hết đều thuộc nhóm sức khỏe loại 4,5,6 nên không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự ngoại trừ bốn nhóm đối tượng thuộc sức khỏe loại 3 như sau.
- Những người bị viêm gan B, C không cần phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Bệnh cấp tính đã lành trên 12 tháng, sức khỏe phục hồi tốt.
- Đụng dập gan đã được bảo tồn, kết quả tốt.
- Nang gan < 2cm.
Chiếu theo quy định trên thì những người bệnh hay nói cách khác là bị virus siêu vi B ở thể ngủ thì vẫn được phép tham gia nghĩa vụ.
Còn nếu bạn mắc bệnh gan dù ở dạng nào nhưng không nằm trong 4 trường hợp trên thì sẽ không được thi hành nghĩa vụ và cũng không thể nào đăng ký thi tuyển vào các trường quân sự.
Viêm gan B có xuất cảnh được không?
Người bị bệnh có thể xuất cảnh hay không sẽ tương đối phức tạp vì nó phụ thuộc vào hai yếu tố là mục đích của chuyến đi và luật pháp của nước sở tại.
Có rất nhiều loại visa xuất cảnh khác nhau như đi du học, du lịch, xuất khẩu lao động hay chữa bệnh…
Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một số trường hợp nhiều người quan tâm nhất là đi du học, xuất khẩu lao động tại hai thị trường tiêu biểu là Nhật Bản và Singapore.
Viêm gan B có đi du học được không?
Trong trường hợp bạn có nhu cầu đi du học nhưng bị nhiễm bệnh thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan bao gồm: Tình trạng bệnh của bạn, luật pháp của nước bạn du học và quy định của trường bạn nộp hồ sơ.
Trong trường hợp bạn bị mắc bệnh nhưng thể ngủ hoặc không quá nặng thì có thể vẫn được cấp visa du học, nhưng bạn phải chứng minh với lãnh sự quán rằng:
- Bạn chỉ muốn đi học.
- Bạn không có ý định nhập cư trái phép.
- Bạn sẽ quay về Việt Nam ngay khi kết thúc thời gian học tập.
Còn nếu bạn bị mắc bệnh thể nặng thì đa số các quốc gia sẽ từ chối visa của bạn. Đặc biệt, với những bạn đang dự định du học tại Mỹ thì câu trả lời là không dành cho mọi trường hợp, cho dù bạn chỉ có virus siêu vi B ở thể ngủ.
Nhưng mặt khác, tại một số quốc gia khác như Anh, Úc, Canada, New Zealand, Hàn Quốc… họ vẫn chấp nhận cấp visa khi bạn khi mắc bệnh nếu bạn ở thể nhẹ hoặc đã được điều trị dứt điểm.
Viêm gan B có đi nhật được không?
Nhật Bản là một trong những quốc gia mà rất nhiều người Việt Nam lựa chọn để xuất khẩu lao động nên câu hỏi này cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Xem thêm: Viêm gan b phải tiêm mấy mũi, tiêm khi nào và tiêm vào vị trí nào?
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản những người bệnh sẽ không được phép tham gia chương trình xuất khẩu lao động. Bởi đây là một bệnh truyền nhiễm, chưa có thuốc điều trị nên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Nhật Bản liệt bệnh nằm trong nhóm 13 loại bệnh không đủ tiêu chuẩn sức khỏe lao động.
Viêm gan B có đi singapore được không?
Theo quy định của chính phủ Singapore, những người mắc bệnh vẫn được phép tham gia các chương trình xuất khẩu lao động nhưng bị giới hạn ở những công việc lao động phổ thông, các công việc ít có khả năng truyền nhiễm trực tiếp như lái xe, cơ khí, xây dựng… Còn những nghề có thể lây nhiễm cao như nhà hàng, ẩm thực, y tế thì bạn sẽ không được chấp nhận.
Trong trường hợp bạn du học tại Singapore thì quy định không cấp visa chỉ áp dụng trong những trường hợp bạn bị HIV, dương tính ma túy và mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp.
Viêm gan B có hiến máu được không?
Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp của con người và là hành động được mọi cộng đồng khuyến khích. Tuy đây là một hành động nhân đạo nhưng do việc truyền máu cũng sẽ là con đường lây bệnh trực tiếp nên theo quy định những người sau đây sẽ không được tham gia hoạt động này
- Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện các hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.
- Tiêm chích ma túy
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Người bị nhiễm virus siêu vi B, C và các loại virus lây qua đường máu.
- Người mắc sẵn các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, dạ dày, …
Dựa theo các quy tắc trên thì người đã bị viêm gan B không thể hiến máu hay truyền máu để đảm bảo an toàn cho người người nhận.
Cho dù bạn nằm trong diện những người không thể trực tiếp hiến máu nhưng sẽ không ai ngăn cản bạn tham gia những hoạt động liên quan đến chương trình đầy tính nhân văn này như tham gia cổ động, tuyên truyền và khuyến khích những người khác thực hiện.
Viêm gan b đi xin việc, hiến máu, đi nghĩa vụ và xuất cảnh được không? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp. Qua đó, chúng ta thấy rằng bị nhiễm bệnh thực sự đã gây ra một rào cản rất lớn cho nhiều người thực hiện điều mình mong muốn. Cho nên thay vì lo lắng, bạn hãy tìm cách chung sống hòa bình với bệnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ mới là điều nên làm.