Quảng Cáo

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

10/07/2020

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì, có nguy hiểm và có chữa khỏi được không khi ngày càng có nhiều người bị. Tuy nhiên, thực tế lại có rất ít người nắm rõ được những kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích xoay xung quanh chủ đề này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp lót bên trong của hai bộ phận nội tạng là bao tử và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) bị tổn thương. Bệnh có thể xảy ra ở cả dạ dày, tá tràng nhưng cũng có khi chỉ “tấn công” vào một thứ.

Vấn đề viêm loét dạ dày diễn ra khi niêm mạc của các cơ quan bị ăn mòn bởi chất dịch tiêu hóa có tính axit gọi là peptic, do chính dạ dày tiết ra. Vết loét sau đó sẽ lan sâu hơn vào trong lớp lót, gây ra phản ứng viêm từ các mô có liên quan. Nó đôi khi cũng để lại sẹo.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng

Cơn đau mà viêm loét dạ dày tá tràng tạo ra có sự liên hệ không rõ ràng với mức độ phát triển của bệnh. Có một số trường hợp được ghi nhận vẫn bị đau dai dẳng dù vết loét gần như được chữa lành với thuốc. Một số khác thì không có cảm giác khó chịu nào “ghé thăm” cả. 

Thông thường, tình trạng viêm loét dạ dày thường tự đến và biến mất một cách tự nhiên mà bệnh nhân khó có khả năng phát hiện, trừ khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng nào đó.

Thực trạng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một tình trạng phổ biến trên toàn thế giới. Theo một số thống kê của các tổ chức y tế, nó là nguyên nhân gây ra 38% số ca xuất huyết đường tiêu hóa ở Pháp. Trong khi đó ở Hoa Kỳ, mỗi năm có hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi nó, bao gồm cả những trường hợp mới và tái phát bệnh.

Đối với các quốc gia châu Á, tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra là trên 10%, rơi vào khung độ tuổi là ba mươi đến năm mươi. Riêng tại Việt Nam, con số đang là 11% đến 15% với vấn đề độ tuổi bị bệnh ngày càng trẻ hóa. 

Viêm loét dạ dày tá tràng nặng

Bệnh này thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị đúng đắn. Một số vết loét còn có thể tự lành (dù khả năng tái phát cao). Đa số người bệnh viêm loét dạ dày vẫn hoạt động thoải mái, bình thường khi bị bệnh. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu có các biến chứng:

  1. Chảy máu trong do vết loét gây thủng.
  2. Hiện tượng tắc nghẽn khiến thức ăn khó tiêu hóa.
  3. Phân thải ra có màu đen sậm (có lẫn máu).
  4. Mệt mỏi, xây xẩm mặt mày, thậm chí ngất xỉu.
  5. Nôn ra máu.

Nếu người bệnh viêm loét dạ dày bị chảy máu kéo dài và diễn biến nặng, họ sẽ cần được truyền máu và nội soi để xác định vị trí vết thương. Nếu viêm loét gây thủng dạ dày, thức ăn dễ vào khoang bụng dẫn đến viêm phúc mạc cấp tính. Trường hợp này cần được phẫu thuật khẩn cấp để tránh nguy cơ tử vong.

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày tá tràng thực tế là khái niệm mô phỏng lại sự tổn thương xảy ra ở dạ dày hoặc tá tràng của bệnh nhân do bị nhiễm vi khuẩn HP gây ra. Ở Việt Nam chưa có một báo cáo chính thức nào về số ca cũng như tỷ lệ chính xác số bệnh nhân mắc bệnh đến năm 2020. Tuy nhiên, trên một khảo sát lâm sàng thì người ta ước tính tỷ lệ này chiếm khoảng 5 – 6% dân số cả nước.

Mức độ nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng được căn cứ và đánh giá dựa trên các biến chứng của bệnh. Thường ở các giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhức âm ỉ hoặc tình trạng khó chịu ở ổ bụng hoặc dạ dày. Tuy nhiên, khi bệnh càng nặng thì các biến chứng xảy ra ngày càng nhiều với các hậu quả khôn lường.

Thực tế điều trị ghi nhận biến chứng của viêm loét dạ dày có thể gây ra xuất huyết dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày và nếu để bệnh kéo dài, không can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư dạ dày mãn tính rồi dẫn đến tử vong.

Triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng

Các triệu chứng cũng như dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng có thể có sự khác biệt ở mỗi một trường hợp bệnh nhân. Trong khi có người bị từ một đến nhiều biểu hiện bệnh bủa vây thì có những người lại không có bất kỳ một biểu hiện bên ngoài nào.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đó chính là đau bụng. Các cơn đau này xảy ra ở vùng nằm giữa rốn và xương ức của người bệnh. Nó mang đến cảm giác khó chịu âm ỉ hoặc cũng có thể là nóng rát, đau như có vật nhọn đâm vào. Các đặc điểm khác của triệu chứng đau bụng gồm có:

  • Nó xảy ra vào thời điểm bụng của người bệnh viêm loét dạ dày trống rỗng, ví dụ như trước các bữa ăn hoặc trong khi đang ngủ (đêm khuya).
  • Nó có thể sẽ ngừng trong một khoảng thời gian ngắn nếu bạn ăn hoặc uống các thứ có chứa chất chẹn axit.
  • Nó kéo dài trong vài phút hoặc vài tiếng đồng hồ.
  • Nó đến và biến mất trong vài ngày, vài tuần hoặc cũng có thể là vài tháng.

Bên cạnh biểu hiện đau thì viêm loét dạ dày tá tràng cũng có những triệu chứng khác như:

  • Bụng có cảm giác căng chướng, đầy hơi.
  • Ợ nóng hoặc ợ chua, sau khi ợ thì bụng đỡ khó chịu hơn.
  • Cảm thấy bụng nhộn nhạo, chán ăn hoặc ăn không có cảm giác ngon.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Sụt cân không rõ lý do.

Ngay cả khi các triệu chứng thể hiện ra bên ngoài ở mức độ nhẹ, người bệnh cũng nên đến gặp bác sĩ để xác nhận liệu đó có phải viêm loét dạ dày tá tràng hay không. Nếu chần chừ không điều trị dứt điểm, nó có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng

Trong nhiều năm qua, vấn đề axit bao tử dư thừa luôn được cho là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Các axit từ sẽ từ từ phá vỡ lớp màng bọc bảo vệ của niêm mạc dạ dày rồi sau đó ăn sâu vào trong lớp lót, khiến các mô tổn thương từ đó tạo ra vết viêm loét.

Một nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày khác cũng chiếm tỷ lệ không kém gì axit bao tử dư thừa là vi khuẩn Helicobacter pylori. Việc nhiễm H.pylori rất phổ biến, ước tính nó ảnh hưởng đến hơn một tỷ người trên toàn thế giới. Người ta cũng ước tính rằng một nửa trong số đó là các bệnh nhân ở độ tuổi từ sáu mươi trở lên.

Nhiễm trùng H.pylori thường tồn tại trong nhiều năm và dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở 10% đến 15% những người có vi khuẩn HP. Trước đây, vi khuẩn hp được phát hiện ở 80% bệnh nhân viêm loét bao tử nhưng nhờ nền y khoa ngày càng hiện đại, con số đã giảm còn 20%.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Vi khuẩn hp là nguyên nhân gây viêm loét dạ dà tá tràng hàng đầu

Việc sử dụng lâu dài các loại kháng sinh chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) cũng là “thủ phạm” gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. NSAIDs vốn là dược phẩm dùng để điều trị viêm khớp và các tình trạng viêm đau khác trong cơ thể. Etodolac, naproxen, aspirin, ibuprofen là một số ví dụ về NSAIDs. Nó gây loét bằng cách can thiệp vào việc sản xuất prostaglandin-một chất giúp bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của axit dịch vị.

Hút thuốc lá cũng là một lý do khiến viêm loét dạ dày “ghé thăm”. Nó không chỉ gây loét mà còn khiến nguy cơ biến chứng do loét (chảy máu trong, thủng, tắc nghẽn) tăng lên. Nghiện thuốc lá còn là nguyên nhân hàng đầu làm việc điều trị viêm loét thất bại. 

Slide viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học

Cùng với việc thu thập thông tin từ các trang web chuyên về sức khỏe, có rất nhiều người thường tìm kiếm thêm những slide viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học. Bởi vì chúng đều là những kiến thức được phân tích cũng như tổng hợp dưới góc nhìn chuyên môn của các bác sĩ. Vì thế mà tính chính xác và độ tin cậy cũng cao hơn.

Bài giảng viêm loét dạ dày tá tràng

Theo như bài giảng của các bác sĩ trực thuộc bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong “Bệnh học nội khoa” thì viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc bị tổn thương về mặt vượt quá lớp cơ niêm do tác động của dịch vị dạ dày. Họ cũng đánh giá tính chất của bệnh là mãn tính, dễ tái phát, chi phí điều trị cao và có thể gây biến chứng.

Về nguyên nhân viêm loét dạ dày gồm có:

  1. Nhiễm trùng: Vi khuẩn HP, vi-rút Herpes Simplex, virus Cytomegalo, H.Heilmannii, bệnh lao, Syphilis. 
  2. Do thuốc: NSAIDs và aspirin, Corticosteroids (khi dùng cùng với NSAIDs), Bisphosphonate, Clopidogrel, Potassium chloride,  điều trị hóa chất.
  3. Loét do bệnh mãn tính hoặc suy đa tạng: Stress, phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ gan, suy thận, ghép tạng.
  4. Nguyên nhân khác: U bài tiết gastrin, tăng hoạt động tế bào G hang vị, chiếu xạ, bệnh Crohn, sarcoidosis.

Về sinh bệnh học, viêm loét dạ dày chịu tác động của hai nhóm yếu tố:

  1. Nhóm gây viêm loét: Axit HCl, pepsin, các yếu tố khách quan như rượu, thuốc lá, vi khuẩn HP, yếu tố chủ quan như dịch mật, lysolecithin,..
  2. Nhóm bảo vệ tế bào: Lớp chất nhầy và bicarbonat bao phủ bề mặt niêm mạc, lớp tế bào biểu mô bề mặt, dòng máu tưới cho lớp niêm mạc của dạ dày-tá tràng.

Slide bài giảng về viêm loét dạ dày tá tràng

Bên cạnh các bài giảng dưới dạng trang soạn thảo thì vẫn có rất nhiều slide thông tin dạng trình chiếu tổng hợp ngắn gọn và dễ nhớ. Trên website slideshare,net, bạn đọc có thể dễ dàng tìm được những bài thuyết trình về viêm loét dạ dày tá tràng đến từ nhiều tác giả uy tín như: TS. Nguyễn Thế Dân- chủ nhiệm bộ môn giải phẫu học bệnh viện Y Hà Nội, PGS TS BS Trần Thị Bích Hương- bộ môn nội, đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh,..

Không chỉ về định nghĩa, nguyên nhân hay triệu chứng mà những bài giảng còn đi sâu vào phương pháp chẩn đoán, phác đồ, biện pháp điều trị trị viêm loét dạ dày được nhiều bác sĩ tin dùng. Đây chắc chắn là nguồn thông tin bổ ích mà mỗi người nên dành thời gian tham khảo.

Hy vọng với rất nhiều những chia sẻ đến từ bài viết hôm nay, viêm loét dạ dày tá tràng không còn là vấn đề nan giải với bạn đọc nữa. Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe, vì vậy bạn hãy luôn bổ sung nhiều kiến thức, thông tin cần thiết nhằm chăm sóc nó tốt nhất, hiệu quả nhất.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Để xác định phương pháp điều trị thì việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra là rất quan trọng. Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng được thực hiện bằng barium X-quang đường tiêu hóa trên (chụp GI series) và nội soi đường tiêu hóa trên (GED/nội soi thực quản).

Barium X-quang đường tiêu hóa để chẩn đoán viêm loét dạ dày rất dễ thực hiện mà không đem lại bất kỳ sự rủi ro hoặc khó chịu nào. Trước tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nuốt barium ở dạng bột phấn. Chất này sẽ giúp tia X soi ra được đường viền của dạ dày. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn có nhược điểm là kém chính xác và có thể bỏ soát 20% số vết loét.

Nội soi đường tiêu hóa để chẩn đoán và chữa viêm loét dạ dày chính xác hơn barium tia X. Một ống mảnh được đưa qua miệng bệnh nhân để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi còn có lợi ích là loại bỏ các mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để kiểm tra việc nhiễm vi khuẩn HP. Sinh thiết sau đso cũng được xem xét dưới kính hiển vi để tránh trường hợp đó là bệnh ung thư dạ dày.

Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Bài viết xin giới thiệu các loại thuốc trị viêm loét dạ dày dùng để tiêu diệt nhiễm khuẩn H.pylori và axit dạ dày dư thừa.

1. Thuốc trị H.pylori

H.pylori có thể chỉ tồn tại trong cơ thể mà không gây ra bất cứ sự tổn thương nào cả. Nhưng đôi khi, nó sẽ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày cũng như tá tràng. Vì nó là vi khuẩn, nên việc dùng kháng sinh là biện pháp tối ưu nhất. Các loại kháng sinh hữu ích bao gồm:

  1. Levofloxacin (tên thương hiệu levaquin).
  2. Clarithromycin (tên thương hiệu biaxin).
  3. Metronidazole (tên thương hiệu flagyl).
  4. Amoxicillin.
  5. Tetracycline. 

Việc diệt trừ tận gốc vi khuẩn HP sẽ loại bỏ các vết viêm loét dạ dày cũng như giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày trong tương lai. Tuy nhiên, dùng kháng sinh có thể mang đến các tác dụng phụ sau: Dị ứng, tiêu chảy và đôi khi là cả viêm đại tràng. Vì thế, người bệnh cần hết sức thận trọng trong khi sử dụng thuốc.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Điều trị viêm loét dạ dày có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau

2. Sản phẩm kháng axit và chẹn histamin H2

Sản phẩm kháng axit giúp trung hòa lượng axit dư trong bao tử. Các loại thuốc hay được các bác sĩ kê đơn trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gồm có:

  1. Maalox. 
  2. Mylanta.
  3. Amphojel.

Tuy nhiên, tác dụng trung hòa chúng đem lại không được lâu dài, vì vậy mà người bệnh cần sử dụng thường xuyên. Viêm loét dạ dày tá tràng hoàn toàn có khả năng quay trở lại nếu ngừng uống thuốc. Bên cạnh đó, maalox, mylanta chứa magie có khả năng gây tiêu chảy trong khi amphojel chứa nhôm có thể gây táo bón. Vì vậy, người bệnh nên cẩn trọng trong việc dùng thuốc.

Thuốc chẹn histamin H2 điều trị viêm loét dạ dày là sản phẩm giúp ngăn chặn hoạt động của axit amin H2 trên tế bào dạ dày, từ đó làm giảm lượng axit tiết ra. Các loại thuốc chẹn H2 có thể kể đến như;

  • Nizatidine.
  • Ranitidine.
  • Cimetidine.
  • famotidine.

Loại chẹn H2 còn có hiệu quả trong việc điều trị viêm loét dạ dày và diệt trừ vi khuẩn HP. tuy nhiên, nếu ngừng dùng thuốc, vết loét vẫn có khả năng tái phát. Các loại thuốc này ít gây tác dụng phụ nhưng nếu có, người bệnh cần tìm kiếm trợ giúp từ bác sĩ.

3. Thuốc ức chế PPI và sucralfate, misoprostol

Các sản phẩm ức chế bơm proton điều trị viêm loét dạ dày gồm có:

  1. Omeprazole.
  2. Rabeprazole.
  3. Pantoprazole.
  4. Lansoprazole.
  5. Esomeprazole. 

Chúng khiến các bơm proton giảm hiệu quả hoạt động, từ đó mà lượng axit dạ dày tiết ra cũng giảm theo. Chúng được đánh giá là mạnh hơn các loại kháng axit và ngang bằng với những loại chẹn H2 trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách trị viêm loét dạ dày bằng sản phẩm ức chế PPI được dung nạp tốt và cũng ít gây tác dụng phụ. Mặc dù chúng có thể thúc đẩy loãng xương và mức magie trong máu thấp nhưng hai điều này đều dễ phát hiện và điều trị.

Sucralfate, misoprostol là sản phẩm làm tăng cường sức mạnh cho lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng, giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày và nó chống lại sự tấn công của axit. Sucralfate bao phủ bề mặt vết loét và thúc đẩy quá trình điều trị lành. Misoprostol hoạt động giống như prostaglandin, chống lại tác dụng gây loét của NSAIDs.

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dứt điểm

Viêm loét dạ dày là căn bệnh hoàn toàn không khó trị nếu người bệnh kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách.  Theo đó, mọi người có thể tham khảo bài thuốc Cao Bình Vị của nhà thuốc Tâm Minh Đường. Đây là sản phẩm tận dụng tối đa sức mạnh của thảo dược tự nhiên, có khả năng dứt điểm viêm loét dạ dày toàn diện, khoa học.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Sản phẩm Cao Bình Vị

Cao Bình Vị là sự kết hợp của 6 vị thuốc kinh điển, đặc trị bệnh liên quan đến dạ dày. Chúng được phối hợp với nhau theo một “Tỷ lệ vàng” để phát huy tác dụng tối đa đồng thời phù hợp nhất với cơ địa người Việt hiện đại.

  • Hoàng Bá, Cối Xay: Giúp điều hòa quá trình tiết dịch vị, điều hòa môi trường acid dạ dày.
  • Kim Ngân: Giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau, tiêu viêm.
  • Nhân Trần, Bạch Mao Căn: Thanh nhiệt, giải độc, ức chế vi khuẩn HP gây hại cho dạ dày.

Ngoài ra, toàn bộ thảo dược được thu hái tại Trung tâm trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội (Bộ Y tế) nên đảm bảo về độ tinh sạch và hàm lượng dược chất luôn tốt nhất. Trải qua hơn 48 giờ đun sắc và quá trình cô thành cao đặc rất công phu, sản phẩm Cao Bình Vị thành phẩm giàu tinh chất, dễ dàng được cơ thể hấp thụ.

Trong một chương trình tư vấn sức khỏe, BS.CKI Hoàng Thị Lan Hương đã dành thời gian phân tích rất kỹ lưỡng lý do bào chế dạng cao nguyên chất của Cao Bình Vị. Độc giả quan tâm có thể xem thêm tại video sau:

[wpcc-iframe src=”https://www.youtube.com/embed/XwmS2sz-eHg” width=”560″ height=”315″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]

Bạn đọc có gì thắc mắc không?

Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia

Nhờ đó, theo thống kê tại nhà thuốc Tâm Minh Đường, có đến 85% trường hợp dùng Cao Bình Vị đều kiểm soát bệnh tốt chỉ sau 1 liệu trình. Chỉ sau vài năm ứng dụng, bài thuốc Cao Bình Vị đã giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi cơn đau do viêm loét dạ dày nói riêng và bệnh đường tiêu hóa nói chung.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh
Lộ trình điều trị bệnh đau dạ dày

Nhờ vậy, năm 2018 Tâm Minh Đường đã vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” do người tiêu dùng bình chọn. Đây là cơ sở để người bệnh thêm tin tưởng sử dụng Cao Bình Vị Tâm Minh Đường.

Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn!

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnhViêm loét dạ dày tá tràng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.87.64.37

các từ khóa liên quan: