Quảng Cáo

Bệnh chàm vi khuẩn, vi trùng và các thông tin lây nhiễm liên quan

10/07/2020

Chàm vi khuẩn, vi trùng là căn bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là điều vô cùng cần thiết để có được các biện pháp chữa trị kịp thời từ bác sĩ. Tham khảo nội dung bài viết để có thêm thông tin chi tiết về dạng bệnh này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Khái niệm chàm vi khuẩn, vi trùng

Bệnh chàm vi khuẩn, vi trùng và các thông tin lây nhiễm liên quan
Chàm vi khuẩn

Eczema vi khuẩn, vi trùng là một dạng viêm da dị ứng, thuộc thể đặc biệt nằm trong nhóm bệnh eczema. Đặc tính của bệnh là rất dai dẳng, dễ tái phát, khó nắm bắt và điều trị. Bệnh chủ yếu xuất hiện nhiều ở các vùng da bị tổn thương do trầy xước nhiễm khuẩn, vết lở loét, bỏng, côn trùng cắn, vết mổ, lỗ rò…

Khi nhiễm bệnh chàm vi trùng, vi khuẩn thường có các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Da bị phồng rộp, sưng nóng, rát và ngứa ngáy dữ dội nhiều ngày không hết.
  • Xuất hiện những đám da đỏ có diện tích nhỏ, không đối xứng.
  • Bề mặt da nổi mụn nước có mủ, rỉ dịch và tập trung dày đặc thành từng đám, có ranh giới rõ ràng.
  • Các mụn nước khi vỡ ra có dịch vàng và để lại các vảy tiết tương tự eczema bội nhiễm.
  • Nhiều trường hợp bệnh còn kèm theo nóng sốt, đau mỏi người, uể oải, buồn nôn, ớn lạnh.

Nguyên nhân trực tiếp gây chàm nhiễm khuẩn được xác định là do liên cầu khuẩn/ tụ cầu khuẩn hay nấm ký sinh xâm nhập vào vùng da bị tổn thương, tiết độc tố và tạo nên nhiễm trùng da, trong đó:

  • Tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus được cho là nguyên nhân chủ yếu gây nên eczema vi khuẩn. Khi mắc phải loại tụ cầu khuẩn này, bệnh nhân có thể bị biến chứng sang nhiễm trùng máu hoặc để lại sẹo vĩnh viễn trên cơ thể.
  • Virus Herpes sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến tình trạng các vết loét thêm tồi tệ, sẹo vĩnh viễn. Vùng nhiễm trùng có thể trở thành môi trường “lý tưởng” cho virus gây bệnh giang mai, HIV tấn công cơ thể, biến chứng nặng hơn là mù lòa vĩnh viễn và tử vong.
  • Nấm Trichophyton, nấm Epidermophyton, giun đũa cũng có khả năng gây nên sẹo vĩnh viễn cho người bệnh. Tồi tệ hơn là bệnh có khả năng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm sau này như u não, gan to, thiếu máu kéo dài.

Có thể nói, so với các dạng khác, viêm da vi khuẩn là dạng đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe con người nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Chàm vi khuẩn có lây không?

Đây là căn bệnh không có khả năng lây giữa người với người, tỷ lệ người mắc bệnh do lây nhiễm hầu như là bằng 0, cho nên đây không được xem là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, viêm da vi khuẩn tuy thuộc nhóm eczema nhưng vẫn có nguy cơ lây lan từ người này sang người khác.

Vì đâu là lời giải đáp chính xác cho vấn đề bệnh chàm có lây không? Điều này là dựa trên yếu tố hình thành bệnh, người mắc phải căn bệnh này thường là do trên cơ thể có những vùng da bị trầy xước hoặc vết thương hở… tạo điều kiện cho tụ cầu khuẩn, virus, nấm xâm nhập gây viêm nhiễm.

Dẫn đến, nếu một số người đang có tổn thương ở da như vết mổ, lở loét hay trầy xước, vết thương hở hay đang ở dạng nhẹ… khi tiếp xúc gần thường xuyên hay có va chạm với bệnh nhân eczema vi trùng (vi khuẩn) thì sẽ rất dễ bị lây bệnh.

Đặc biệt, người bị nhiễm chàm vi trùng, vi khuẩn cần tránh tiếp xúc thân mật với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi làn da của các bé rất nhạy cảm và mỏng manh, nên rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn, nấm hay virus từ người bệnh.

Do vậy, nếu bản thân người bệnh đã được xác định nhiễm eczema vi khuẩn (vi trùng) thì cần thực hiện các biện pháp phòng tránh tiếp xúc và cách ly an toàn theo chỉ định từ bác sĩ. Điều này sẽ nhằm tránh cho tụ cầu, virus hay nấm có cơ hội lây lan sang những người khác là người thân, bạn bè của bệnh nhân.

Chàm vi khuẩn thứ phát

Bệnh chàm vi khuẩn, vi trùng và các thông tin lây nhiễm liên quan
Hình ảnh chàm vi trùng phản ứng thứ phát

Eczema vi khuẩn thứ phát còn có tên gọi khác là eczema vi khuẩn phản ứng thứ phát, thuộc nhóm viêm da vi trùng (vi khuẩn). Do vậy các biểu hiện và triệu chứng bệnh sẽ tương tự như eczema vi khuẩn, bao gồm da phồng rộp, nóng đỏ, đau rát có nổi mụn nước, có mủ và tiết dịch vàng…

Đặc biệt là với các trường hợp da bị nhiễm trùng vài ngày dẫn đến vùng tổn thương bị eczema hóa và lan rộng sẽ càng dễ gây ra chàm vi khuẩn thứ phát. Tuy nhiên khi bị tình trạng này bệnh nhân thường rất khó phát hiện bởi bệnh thường xuất hiện bên cạnh các tình trạng viêm nhiễm da khác.

Cụ thể hơn là một số người bệnh bị dị ứng với hóa chất, bỏng do cháy nắng, nước sôi hay bị kích ứng da do dùng thuốc Tây hoặc bị ghẻ lở, viêm da do nấm… nhưng lại không được điều trị đúng cách, thoa thuốc linh tinh, chà xát, gãi ngứa liên tục…

Một số trường hợp người bệnh đang bị các bệnh về viêm da cơ địa như tổ đỉa, lác đồng tiền, lang ben, viêm da tiết bã… có tiếp xúc trực tiếp với người bị chàm vi khuẩn phản ứng thứ phát.

Dẫn đến các vùng da bị tổn thương nghiêm trọng hơn và tạo tiền đề cho vi khuẩn, nấm xâm nhập tạo nên viêm da vi khuẩn thứ phát. Lúc này, người bệnh thường sẽ khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các tình trạng viêm nhiễm khác. Đến khi bệnh tiến triển nặng thì việc chữa trị càng khó khăn hơn và có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Vì vậy, khi cảm thấy da có dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa rát, phồng rộp kèm mụn nước li ti thì tốt nhất bạn nên đến ngay các phòng khám da liễu có uy tín để được bác sĩ khám và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Cách giải quyết bệnh chàm vi khuẩn

Cách giải quyết bệnh eczema vi khuẩn còn tùy thuộc theo nguyên nhân mắc bệnh, bởi dựa vào đó các bác sĩ mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp.

Do đó, nếu đã bị viêm da vi khuẩn, bệnh nhân cần phải đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa chứ không nên tự ý mua thuốc để điều trị. Dưới đây là các biện pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh lý này.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh chàm vi trùng, vi khuẩn

Bệnh chàm vi khuẩn, vi trùng và các thông tin lây nhiễm liên quan
Thuốc Tây y- cách chữa bệnh chàm vi khuẩn nhanh nhất
  1. Với trường hợp bị nhiễm eczema do liên cầu khuẩn/ tụ cầu khuẩn: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm và kết hợp thêm thuốc bôi dạng steroid để giảm đau và sưng viêm. Các loại thuốc này thường có thể được chỉ định dùng liên tục từ 7 – 10 ngày.
  2. Trường hợp viêm da vi khuẩn do virus, nấm, giun: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định cho sử dụng các loại thuốc đường uống kháng virus hoặc nấm hay thuốc diệt ký sinh. Bên cạnh đó là kết hợp thêm các dung dịch sát trùng như thuốc tím, Yarish, hồ nước…
  3. Các trường hợp chàm vi khuẩn kèm sốt, ớn lạnh: Lúc này bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thêm thuốc giảm đau như Acetaminophen.
  4. Trường hợp da bị ngứa ngáy dữ dội: Có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm thuốc kháng histamin H1

Nếu các vùng da nhiễm trùng hay tổn thương đã được kiểm soát, bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ cho sử dụng thêm các thuốc bôi chứa corticoid hoặc thuốc ức chế calcineurin, thuốc bạt sừng axit salicylic…

Điều trị hỗ trợ và phòng ngừa bệnh chàm vi khuẩn

Bên cạnh các biện pháp điều trị bằng thuốc bệnh nhân cần phải chú ý thêm những điều sau:

  1. Uống nhiều nước để hạ nhiệt và tăng cường trao đổi chất, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  2. Bổ sung thêm sữa chua, rau xanh, trái cây vào bữa ăn để nạp thêm các dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giúp vết thương mau lành.
  3. Nghỉ ngơi dưỡng sức, ngủ đủ giấc trong thời gian bệnh mới khởi phát.

Xem thêm >>Chàm đồng tiền, đồng xu là bệnh gì, ở trẻ em và người lớn khác nhau không?

Ngoài ra, bệnh nhân có thể xin thêm ý kiến bác sĩ với các biện pháp hỗ trợ sau:

  1. Chườm lạnh lên vùng da bị tổn thương để giảm sưng đỏ, đau rát.
  2. Cho thêm vào nước tắm các loại tinh dầu như đinh hương, trà xanh, tràm trà… hoặc muối tắm để giảm ngứa, sát trùng.
  3. Sử dụng nước uống từ các loại thảo dược để nâng cao hiệu quả kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Tuy nhiên đây là dạng bệnh có khả năng tái phát cao nên các biện pháp phòng ngừa là điều không thể thiếu, trong đó bạn cần chú ý:

  1. Luôn cắt ngắn móng tay, chân gọn gàng để tránh gây ra các vết xước trên da khi gãi quá mạnh
  2. Tuyệt đối không gãi ngứa trên các vùng da bị chàm vi khuẩn, vi trùng.
  3. Tắm rửa, gội đầu hằng ngày để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, không thoáng.
  4. Uống nhiều nước để bổ sung đầy đủ độ ẩm cho da.
  5. Ăn nhiều rau củ, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 
  6. Nếu có tiền sử bệnh eczema cần giữ cơ thể tránh bị đổ mồ hôi.
  7. Nếu cơ địa dễ bị dị ứng da không nên tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, thuốc nhuộm, nước hoa, môi trường có nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hay ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, hải sản…

Có thể nói bệnh chàm vi khuẩn là căn bệnh khá nguy hiểm với sức khỏe con người bởi các biến chứng mà nó gây ra. Do vậy, nếu phát hiện bản thân đang có dấu hiệu của bệnh, bạn cần lập tức đến khám ngay tại các bệnh viện hay phòng khám da liễu gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ chữa trị kịp thời, tránh biến chứng về sau. 

các từ khóa liên quan: