Quảng Cáo

Bà bầu bị đau thượng vị khi mang thai phải làm sao, mẹ bầu nên làm gì?

10/07/2020

Đau thượng vị khi mang thai rất phổ biến nên nhiều người chủ quan không để ý. Tuy nhiên, các sản phụ nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia y tế khi gặp tình trạng này để điều trị khoa học, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Đau thượng vị khi mang thai nguy hiểm không?

Bà bầu bị đau thượng vị khi mang thai phải làm sao, mẹ bầu nên làm gì?
Đau thượng vị khi mang thai xảy ra khá phổ biến

Khi mang thai, cảm giác bị đau và khó chịu ở vùng thượng vị không hiếm gặp. Tình trạng này xuất phát từ hiện tượng trào ngược axit hoặc áp lực lên bụng do tử cung mở rộng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu gặp phải tình trạng này. 

Nhiều người chủ quan nghĩ rằng đây là cảm giác thường gặp ở bà bầu nên không tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa. Thực tế tình trạng đau ở thượng vị nghiêm trọng và xảy ra thường xuyên gây không ít nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đó cũng là dấu hiệu không tốt của tình trạng sức khỏe sản phụ. Đau thượng vị khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng nghiêm trọng sau đây:

  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Cảm giác đau rát, khó chịu ở thượng vị khiến cho bà bầu có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, không hấp thụ được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Về lâu dài, tình trạng này cũng khiến cho bà bầu thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng. 
  • Lo lắng, mệt mỏi, khó chịu: Khi mang thai, bà bầu đã cảm giác vô cùng nặng nề và có nhiều áp lực từ bên ngoài. Nếu phụ nữ mang thai bị đau thượng vị kéo dài, chắc chắn sẽ khiến cho bà bầu rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, hay cáu gắt, dẫn đến nhiều cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. 
  • Tác động nhiều đến bệnh lý: Khi phụ nữ mang thai cũng là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý khác trong cơ thể. Lâu dần nó có thể khiến cho các bệnh về hệ tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn, nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Là một hiện tượng thường xảy ra ở cơ thể bà bầu, nhưng nếu không điều trị dứt điểm ngay từ đầu, nó sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé về sau. Khi có xuất hiện cảm giác đau thượng vị khi mang thai thường xuyên, các bà bầu nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ, chủ động điều trị dứt điểm. 

Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối

Bà bầu bị đau thượng vị khi mang thai phải làm sao, mẹ bầu nên làm gì?
Nguyên nhân nào gây đau thượng vị khi mang bầu tháng cuối

Càng về những tháng cuối của kỳ mang thai thì sức khỏe của bà bầu càng dễ ảnh hưởng. Không hiếm trường hợp than phiền về tình trạng gặp phải những cơn đau vùng thượng vị ở giai đoạn mang thai 3 tháng cuối. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cần đặc biệt lưu ý khi điều trị bằng các phương pháp thông thường bởi nó dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

Xem thêm:Đau thượng vị từng cơn về đêm do đâu & Phương pháp xử lý

Nguyên nhân gây tình trạng này khi mang thai tháng cuối:

  • Sự phát triển liên tục của tử cung: Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai nhi vẫn sẽ tiếp tục phát triển nhanh. Việc tử cung mở rộng ra ở giai đoạn này sẽ gây áp lực trực tiếp cho hệ thống tiêu hóa. Sự phát triển này khiến cho dạ dày bị đẩy ra xa vị trí ban đầu, khiến cho việc chuyển hóa thức ăn khó khăn hơn, làm phát sinh những cơn đau thượng vị khi mang thai. 
  • Tâm lý của bà bầu không ổn định: Trong suốt giai đoạn thai kỳ, các bà bầu thường chịu nhiều áp lực về tâm lý. Điều này dễ khiến cho hệ tiêu hóa không được hoạt động hiệu quả, gây tức bụng, có thể thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày hoặc đau ở vùng thượng vị.
  • Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi ở giai đoạn cuối của thai kỳ có thể đạp mạnh, nhiều lần và bất ngờ cũng có thể là nguyên nhân gây dẫn đến bị đau vùng thượng vị. 
  • Các vấn đề về tiêu hóa: Ở tháng cuối thai kỳ, nhiều bà mẹ gặp vấn đề về tiêu hóa dẫn đến tình trạng này ở các bà bầu. Có một số thủ phạm dẫn đến tình trạng này như bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm đại tràng,… Điều này nếu không chữa trị dứt điểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu về sau. 

Tình trạng đau thượng vị khi mang thai có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu sức khỏe về sau của mẹ và bé. Vì vậy, khi có những triệu chứng đầu tiên, các bà bầu nên đến các cơ sở y tế hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia để được điều trị đúng cách. 

Bà bầu bị đau thượng vị phải làm sao?

Bà bầu bị đau thượng vị khi mang thai phải làm sao, mẹ bầu nên làm gì?
Bà bầu phải làm sao khi bị đau vùng thượng vị

Bị đau thượng vị khi mang thai không nên uống thuốc hay chữa trị bằng các phương pháp truyền miệng một cách bừa bãi. Bởi nhiều phương pháp và loại thuốc chưa được kiểm chứng, có thể gây dị ứng, phản tác dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn này phụ nữ mang thai sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau: 

Phương pháp điều trị không sử dụng thuốc:

  • Mẹ bầu nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức, tránh những trường hợp căng thẳng, cáu gắt,…
  • Chế độ ăn uống cũng nên được xây dựng khoa học: Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả đảm bảo chất lượng, uống nhiều nước, hạn chế các đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán, đồ khó tiêu,… tránh chất kích thích. Có thể chia nhỏ các khẩu phần ăn trong ngày để đảm bảo cơ thể tiêu hóa kịp thời, không gây tình trạng tức ngực, khó chịu khi ăn nhiều thức ăn. Đây là cách chữa đau thượng vị khi mang bầu hiệu quả.
  • Bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như trà thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể,… sẽ rất tốt cho việc điều trị.
  • Bà bầu nếu có điều kiện nên thường xuyên xoa bóp, massage cơ thể, tập thể dục thường xuyên, đều đặn ở mức độ nhẹ để khiến cơ thể không bị ì, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hiệu quả,…

Chữa đau thượng vị khi mang thai bằng thuốc

Trong giai đoạn thai kỳ, việc sử dụng thuốc nên tuyệt đối kiêng kỵ, đặc biệt là giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng thuốc, các mẹ bầu nên tới các bệnh viện lớn để khám và xin tư vấn. Một số loại thuốc có thể được kê mà không gây ảnh hưởng cho thai nhi và mẹ bầu.

Đau thượng vị khi mang thai không phải là một hiện tượng hiếm. Tuy nhiên, nếu để hiện tượng này xảy ra thường xuyên có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Hãy xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để hạn chế tối đa tình trạng này. Đừng quên khám bác sĩ định kỳ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. 

các từ khóa liên quan: