Quảng Cáo

Bà bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai phải làm sao và cách trị?

10/07/2020

Nguy cơ sức khỏe nào có thể gây ra bởi tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai và cách giảm bệnh cho bà bầu như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn vấn đề này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Trào ngược dạ dày khi mang thai nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày khi có bầu là tình trạng thường gặp, chủ yếu xảy ra sau khi ăn hoặc đôi khi xuất hiện sau khi ngủ dậy. Trong thời kỳ mang thai, số lần dạ dày bị trào ngược tăng lên so với bình thường vì van giữa dạ dày và thực quản giãn nở rộng hơn.

Thêm vào đó, sự tăng lên của hormone relaxin làm giảm chức năng co bóp của dạ dày, gián đoạn quá trình tiêu hóa, gây đầy hơi và trào ngược. Các triệu chứng này biểu hiện rõ rệt hơn ở ba tháng cuối thai kỳ do thai nhi phát triển lớn hơn chèn lên dạ dày, ruột và các cơ quan khác.

Bà bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai phải làm sao và cách trị?
Bị trào ngược dạ dày khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Trào ngược dạ dày là gì mà khi mang bầu khiến thai phụ cảm thấy nóng rát vùng xương ức lan đến thực quản, ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị. Vùng niêm mạc tổn thương, kích thích hầu họng khiến bà mẹ nôn hoặc buồn nôn. Tình trạng này kéo dài gây suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi, tinh thần sa sút, dễ cáu giận. Bà bầu bị trào ngược dạ dày còn cảm thấy khó thở, đau tức ngực, đau khi nuốt, ho khan hoặc ho có đờm.

Thêm vào đó, sự thay đổi nội tiết tố, hormon, tâm lý trong thời kỳ mang thai và những cơn ốm nghén thường xuyên, kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, sức khỏe của mẹ và bé.

Nhiều bà mẹ khi mang thai do không chú ý hoặc không hiểu biết nên có thể nhầm lẫn giữa các triệu chứng do trào ngược và dấu hiệu thai nghén. Chính vì vậy mà nhiều trường hợp không được kịp thời phát hiện và để lại biến chứng không chỉ cho bà mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi. 

Trào ngược dạ dày khi mang bầu không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bà mẹ và sức khỏe của trẻ sau khi sinh. Phụ nữ mang bầu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gặp một số biến chứng như chảy máu thực quản, barrett thực quản, hẹp môn vị…

Trẻ nhỏ sinh ra rất dễ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm phát triển. Tuy nhiên, ở nhiều người, tình trạng này chỉ xuất hiện trong thai kỳ và dần biến mất sau khi sinh.

Bà bầu bị trào ngược dạ dày phải làm sao?

Khi mang thai, do cần hạn chế sử dụng các thuốc Tây y để điều trị thì các mẹ bầu có thể tham khảo một số mẹo và bài thuốc dân gian dưới đây:

  • Uống hỗn hợp tinh bột nghệ với sữa chua hoặc mật ong mỗi ngày một lần, trước bữa sáng. Các hoạt chất có sẵn trong nghệ như curcumin, lợi khuẩn trong sữa chua và các hoạt chất khác của mật ong rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Lô hội: Lô hội hay còn gọi là nha đam chứa tới 12 loại vitamin và chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp làm đẹp da. Mẹ bầu có thể chế biến lô hội theo nhiều cách khác nhau phù hợp với khẩu vị như làm nước ép, làm thạch, nấu canh…
  • Nước dừa tươi: Trong nước dừa tươi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, không chỉ giảm tình trạng bị trào ngược dạ dày khi mang thai mà còn thanh lọc cơ thể, giải nhiệt.
  • Trà hoa cúc: Một ly trà hoa cúc trước khi ngủ giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi mà trà hoa cúc còn tốt cho bà bầu bị trào ngược, giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh này đồng thời nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Thảo khảo thêm: Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không, có nên ăn khoai tây không?

Bà bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai phải làm sao và cách trị?
Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên uống trà hoa cúc

Bên cạnh áp dụng các cách trị trào ngược dạ dày khi mang thai, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, cân đối. Các mẹ có thể tham khảo một số lưu ý về chế độ ăn dưới đây:

  • Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn.
  • Sử dụng các thực phẩm chứa protein như thịt nạc, ức gà, tăng hàm lượng tinh bột trong bữa ăn nhưng cũng không nên ăn quá no.
  • Nên tránh các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thức ăn sẵn, đồ đóng hộp và các loại quả giàu vitamin C.
  • Không nên sử dụng chất kích thích, nước uống chứa cồn hoặc gas như thuốc lá, café, bia, rượu…

Bên cạnh đó, tăng cường tập luyện những bài thể dục nhẹ nhàng, yoga giúp giảm thiểu triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai và nâng cao sức khỏe. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý như:

  • Không nên nằm hoặc vận động mạnh sau khi vừa ăn no.
  • Kê cao gối khi ngủ.
  • Không nên mặc đồ ôm sát, nên mặc quần áo rộng, thoáng mát.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.
  • Duy trì cân nặng ổn định. Theo khuyến cáo trong thời kỳ mang thai, bà mẹ chỉ nên tăng từ 10-12kg để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi.
  • Vận động nhẹ hoặc đi bộ để bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Cách ăn uống cho bà bầu bị trào ngược không có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn bệnh, tuy nhiên nó giúp bà bầu giảm triệu chứng và tác hại của chứng trào ngược axit dạ dày, đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Vì thế, bà bầu nên chú ý chọn lựa danh mục các thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa, các loại trái cây tươi, thịt nạc… Hãy cẩn trọng và hỏi ý kiến bác sĩ chi tiết về chế độ ăn khi bị bệnh.

Khi mang thai, bà bầu nên ăn những loại rau củ quả luộc tốt cho việc bổ sung dinh dưỡng, tăng cần chất xơ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng chú ý ăn uống đúng bữa, tránh bỏ bữa không tốt cho mẹ và thai nhi. Nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no gây áp lực cho hệ dạ dày.

Lưu ý với phụ nữ khi mang thai bị trào ngược dạ dày

Mặc dù có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nhưng mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Bởi vì, các triệu chứng này dù có xuất hiện trong suốt quá trình mang thai nhưng hầu hết sẽ biến mất sau khi sinh và khỏi hẳn. Chỉ có một số ít trường hợp do chủ quan, không thăm khám kịp thời khiến tình trạng bệnh nặng thêm và để lại biến chứng.

Biến chứng trào ngược dạ dày khi mang bầu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người mẹ mà còn là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng suy dinh dưỡng sơ sinh, nhẹ cân, chậm phát triển của trẻ sau khi sinh.

Phụ nữ bị trào ngược dạ dày khi mang thai không nên tự ý mua thuốc vì các thuốc Tây y điều trị bệnh này có thể có phản ứng phụ, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Thậm chí, việc sử dụng các bài thuốc nam, thuốc đông y hay mẹo dân gian cũng cần được cân nhắc và tìm hiểu kỹ.

Bà bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai phải làm sao và cách trị?
Phụ nữa bị trào ngược dạ dày khi mang bầu không nên tự ý sử dụng thuốc

Phụ nữ mang thai bị trào ngược cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để xin lời khuyên, tư vấn trước khi quyết định sử dụng bất kỳ phương thức chữa trào ngược dạ dày khi mang thai nào và tuân thủ các nguyên tắc điều trị đã đặt ra.

Trong quá trình theo dõi và điều trị, nếu thấy có dấu hiệu bất thường hoặc có bất kỳ triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, chị em cần đến thông báo ngay cho bác sĩ đang theo dõi hoặc cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Các phương pháp điều trị Tây y không được khuyến khích sử dụng trong những trường hợp này. Do vậy, việc tiếp nhận tư vấn của bác sĩ về các phương pháp điều trị không dùng thuốc như điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi lối sống, sinh hoạt là rất cần thiết và được ưu tiên lên trước.

Trong đó, nhấn mạnh phương pháp điều trị thông qua chế độ ăn vừa bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường thể lực để đẩy lùi triệu chứng của bệnh hiệu quả. Vận động nhẹ nhàng, luôn giữ tinh thần thoải mái có thể làm giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày khi mang bầu.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin bổ ích về trào ngược dạ dày khi mang thai và cách giảm bệnh cho bà bầu. Hiểu đúng và đầy đủ vấn đề cùng cách khắc phục, điều trị giúp mẹ bầu bảo vệ và tránh được những vấn đề sức khỏe cho bản thân và trẻ nhỏ. Chúc bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh!

các từ khóa liên quan: