Quảng Cáo

Bệnh nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa nhanh

10/07/2020

Nổi mề đay là một trong những bệnh về tình trạng dị ứng da rất phổ biến. Khi bị bệnh, hậu quả ám ảnh nhất với các bệnh nhân cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mĩ. Vậy đây là bệnh gì, liệu có nguy hiểm không ? Cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về các nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị căn bệnh quái ác này. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Nổi mề đay là gì ?

Nổi mề đay (mày đay) là một dạng thuộc bệnh dị ứng, có tính phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc trưng của bệnh là việc xuất hiện các sẩn phù, bao quanh là các quầng đỏ và rất ngứa. Các sẩn phù này là sản phẩm của việc các mao mạch ở trên da phản ứng với các yếu tố khác nhau.

Các sẩn phù bệnh mề đay có thể tồn tại trên da từ 30 phút đến 36 giờ và thường có kích thước khoảng 1mm cho đến vài cm.

Bệnh nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa nhanh
Hình ảnh nổi mề đay ở bệnh nhân

Khi nổi mề đay, các mạch máu trên da bị giãn ra và bị tăng tính thấm ở trung bì nông. Điều này có liên quan mật thiết đến mạng lưới mao mạch tại vị trí phát bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng rất  dễ phát hiện nhưng thường khó tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Nổi mề đay có nguy hiểm không ?

Theo các bác sĩ da liễu, về bản chất đây không phải là một bệnh truyền nhiễm, nó không gây lây từ người sang người nhưng nếu mắc một lần thì có thể tái phát lại nhiều lần sau.

Trả lời cho câu hỏi căn bệnh này có nguy hiểm không, các bác sĩ cho biết tùy vào thể bệnh (mề đay cấp tính hay mãn tính) và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà mức độ nguy hiểm của bệnh là khác nhau.

Với bệnh nổi mề đay cấp tính, bệnh có thể khỏi dần và khỏi hoàn toàn trong vài ngày, hoặc cũng có thể trong vài tuần nhưng không quá 6 tuần. Trong khi đó, nếu là tình trạng mãn tính hoặc do di truyền thì thường rất khó điều trị, lâu khỏi và dễ tái phát nhiều lần.

Ngoài ra, bệnh nổi mề đay nguy hiểm ở chính cơ chế hình thành bệnh và những triệu chứng tăng nặng của nó.

Cụ thể, nếu cơ thể người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng thì sẽ hình thành các histamin. Đây chính là nguyên nhân gây ngứa cho người bệnh. Cảm giác ngứa ở người bị nổi mề đay rất khủng khiếp và khó chịu và người bệnh sẽ thường gãi liên tục. Khi gãi, vùng da bị tổn thương, trầy xước, nhiễm trùng từ móng tay, để lại sẹo lâu dài hoặc vết thâm khó điều trị.

Ngoài ra, khi bệnh nặng còn gây ra các triệu chứng nguy hiểm như làm sưng mạch khí quản, biến chứng bệnh chàm mãn tính, sưng mạch họng gây khó thở, nghẹt thở, nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp nổi mề đay trong đường tiêu hóa thì sẽ khiến người bệnh đau quặn bụng, bị nôn mửa và tiêu chảy. Nếu bệnh xảy ra ở não thì sẽ gây phù nề não cực kỳ nguy hiểm.

Một số dấu hiệu, biến chứng nguy hiểm khác của bệnh như: Tụt huyết áp, giãn mạch nhanh hoặc choáng váng, sốc phản vệ khi dùng thuốc hay trầm trọng nhất là gây tử vong.

Nguyên nhân nổi mề đay

Theo các bác sĩ, bệnh có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và để tìm ra căn nguyên của bệnh thường rất phức tạp. Một số người bị bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra cùng một lúc. Vì vậy, việc điều trị thường khá khó khăn. Một số nguyên nhân thông thường gây nổi mề đay cần đề cập đến là:

  • Dị ứng thức ăn: Do dị ứng thức ăn khi ăn trứng, sữa, tôm, cua, ốc, hến, cá biển, phô mai, socola, khoai tây, dưa chuột… Nhìn chung có rất nhiều thực phẩm cả động vật và thực vật có thể gây nổi mề đay ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Thuốc: Theo các bác sĩ thì hầu hết các loại thuốc ở các dạng khác nhau khi đưa vào cơ thể có thể gây ra các phản ứng phụ liên quan đến dị ứng da. Trong đó, nhóm thuốc beta-lactam, cyclin, chloramphenicol, macrolid, thuốc chống viêm không steroid, vacxin, thuốc ức chế men chuyển,… là các nhóm thuốc dễ gây dị ứng nổi mề đay nhiều nhất..
  • Dị nguyên trong không khí: Phấn hoa, bụi các loại, khói thuốc, lông động vật, men mốc, len… đều có thể là tác nhân gây bệnh.
  • Nguyên nhân nổi mề đay do yếu tố di truyền: Có khoảng 50-60% người bị bệnh do di truyền. Nếu chỉ bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh thì con sinh ra có 25% bị bệnh. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh ở con cái là 50%.
  • Không tìm ra nguyên nhân: Có đến 50% số trường hợp bị bệnh không thể tìm ra nguyên nhân và loại này được xếp vào dạng tự phát hay vô căn.
Bệnh nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa nhanh
Nguyên nhân nổi mề đay khác

Dấu hiệu nổi mề đay

Theo các chuyên gia, có một số dấu hiệu điển hình của bệnh sẽ rất dễ phát hiện là:

  • Nổi sẩn phù và mẩn đỏ trên da: Các nốt sẩn phù và mẩn đỏ có thể mọc tập trung hay mọc rải rác trên nhiều vùng da của cơ thể. Kích thước của các nốt có thể khác nhau và tạo thành từng mảng. Ban đầu, nốt sẩn sẽ mọc ở một vùng rồi sẽ dần lan ra toàn thân.
  • Ngứa: Cảm giác ngứa trong bệnh nổi mề đay cực kỳ khó chịu và nếu người bệnh càng gãi thì càng ngứa. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác nóng rát đi kèm. Cảm giác ngứa ngáy sẽ tăng nặng về chiều tối và đêm.
  • Một số dấu hiệu bệnh nổi mề đay khác: Mệt mỏi, mất ngủ do ngứa ngáy, tiêu chảy, bị sưng phù ở môi và mắt, mọc các nốt mụn nước, bị rối loạn nhịp tim, tụt áp huyết. Người bệnh có thể bị da vẽ nổi cùng với cảm giác ngứa và đau rát.

Chẩn đoán và phân loại bệnh nổi mề đay

Phân loại bệnh

Dựa trên tiến triển bệnh, bệnh nổi mề đay được phân chia thành 2 dạng chính là:

  1. Cấp tính: Bệnh thường kéo dài trong vòng 24 giờ hoặc trong vài tuần nhưng không quá 6 tuần.
  2. Mãn tính: Bệnh kéo dài trên 6 tuần và có tính tái phát nhiều lần.

Chẩn đoán nổi mề đay

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán bệnh nổi mề đay trên lâm sàng dựa vào các biểu hiện sau:

  1. Các tổn thương cơ bản bao gồm các nốt sẩn phù có kích thước khác nhau xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể người bị nổi mề đay. Đặc điểm của sẩn phù là nó thường nổi cao hơn so với bề mặt da, có màu hơi đỏ hoặc hồng nhợt nhạt hơn so với các vùng da khác xung quanh. Kích thước, hình dáng của các nốt sẩn phù có thể thay đổi theo thời gian.
  2. Các nốt mụn có thể xuất hiện khu trú tại một vùng hoặc là lan rộng ra toàn thân.
  3. Nốt mề đay có thể xuất hiện ở mi mắt, vùng môi, cơ quan sinh dục ngoài… Khi xuất hiện các nốt này thì chúng gây nổi ban đỏ, sưng to một vùng da, gây phù mạch hoặc phù Quincke gây khó thở, tiêu chảy, đau quặn bụng, rối loạn tim mạch, tụt huyết áp hoặc sốc phản vệ.
  4. Người bệnh nổi mề đay có cảm giác rất ngứa ngáy và càng ngứa hơn khi gãi, càng gãi mạnh thì càng nổi thêm nhiều vết sẩn phù khác. Một số trường hợp còn có cảm giác rát bỏng hoặc châm chích.
Bệnh nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa nhanh
Các vị trí dễ bị nổi mề đay

Chẩn đoán cận lâm sàng

Bằng cách thực hiện một số xét nghiệm sau có thể xác định bệnh nổi mề đay:

  1. Xét nghiệm máu: Từ công thức máy có thể xem xét số lượng bạch cầu đa nhân ái toan. Trường hợp bạch cầu tăng là do nguyên nhân bệnh dị ứng hoặc do mắc ký sinh trùng. Ngược lại, nếu lượng bạch cầu giảm thì là bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  2. Thực hiện thử nghiệm lẩy da nếu nghi ngờ nổi mề đay do dị nguyên (có thể là phấn hoa hoặc do mạt bụi…).
  3. Thực nghiệm thử nghiệm áp da.
  4. Làm sinh thiết da trong trường hợp nổi mề đay kéo dài.
  5. Phương pháp định lượng kháng nguyên đặc hiệu loại IgE.

Chẩn đoán phân biệt

Cần phải phân biệt chứng nổi mề đay với các bệnh lý khác dễ nhầm lẫn như:

  1. Viêm mạch mày đay: Bệnh gây ra các sẩn nổi trên da hơn 24 giờ, có một chút ngứa, tổn thương mềm.
  2. Phù Quincke: Thường xuất hiện các sẩn phù tại những vị trí có tổ chức lỏng lẻo ví dụ mí mắt, cơ quan sinh dục, khớp, đầu chi, môi… Các vết tổn thương không có màu sắc khác so với da lành.
  3. Da vẽ nổi: Vết lằn màu hồng ở người bệnh nổi mề đay chuyển sang màu trắng, thường sinh ra do một tác động vật lý nào đó trên da.
  4. Phân biệt với bệnh hồng ban đa dạng.
  5. Phân biệt với các kích ứng do côn trùng đốt.

Cách phòng ngừa nổi mề đay

Cách phòng tránh bệnh nổi mề đay tốt nhất là chú ý thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt và ăn uống. Cụ thể:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, khói, bụi… đối với những người có cơ địa nhạy cảm thì càng cần phải chú ý.
  • Giữ ấm cơ thể trong thời tiết hanh khô, tránh ngồi phòng điều hòa quá lâu.
  • Thử sản phẩm mỹ phẩm mới trên cổ tay trước khi dùng trên vùng da rộng.
  • Đề phòng nổi mề đay bằng cách giữ gìn thân thể sạch sẽ, tắm gội thường xuyên.
  • Nên mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Chú ý đeo khẩu trang bảo vệ khi ra ngoài đường hoặc khi làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với bụi, hóa chất.
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ.
  • Dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh nổi mề đay và các tác dụng phụ khác không mong muốn.
  • Nếu đã biết mình bị dị ứng với thực phẩm nào rồi thì tuyệt đối không ăn thực phẩm đó nữa.
  • Luyện tập thể dục thể thao, bổ sung đủ dinh dưỡng, uống đủ nước để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cách chữa nổi mề đay hiệu quả

Tùy thuộc vào thể trạng của bệnh mà tình trạng bệnh và thời gian diễn ra bệnh để có phương án xử lý phù hợp nhất.

Điều trị bằng các phương pháp đơn giản

  • Thực hiện các hướng dẫn về phòng chống nổi mề đay kể trên.
  • Hạn chế gãi hoặc ma sát trên vùng da bệnh.
  • Tắm nước lạnh, áp lạnh để dịu bớt cơn ngứa.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Người bệnh nổi mề đay cần tránh lao động nặng, thực hiện các hoạt động thể chất gây toát mồ hôi.
  • Nên nghỉ ngơi và hạn chế căng thẳng.
Bệnh nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa nhanh
Các cách chữa nổi mề đay hiệu quả

Dùng thuốc chữa

Nếu nổi mề đay nhẹ thì có thể sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng histamin H1: Loratadin (Clarytin), Cetirizin (Zyrtec) hoặc Acrivastin (Semplex). Liều lượng dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Người bệnh dùng các thuốc kháng histamin H1 phối hợp với điều trị bằng corticoid. Trong đó:

Corticoid: Có thể dùng đường uống hoặc tiêm theo chỉ định. Thuốc này được dùng khi tình trạng bệnh cấp tính, nặng hơn có thể tổn thương gây phù thanh quản hoặc bệnh do viêm mạch hoặc không đáp ứng với một số loại thuốc kháng histamin. Chống chỉ định dùng trong trường hợp bệnh mãn tính tự phát.

Adrenalin dùng kết hợp với thuốc kháng histamin liều cao:Dùng trong trường hợp nổi mề đay có xuất hiện phù mạch cấp tính.

Nếu là ở dạng mãn tính thì người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân, khi đó việc điều trị sẽ có ý nghĩa hơn.

Một số trường hợp bị nổi mề đay có thể được chỉ định điều trị phối hợp giữa kháng histamin H1 và kháng histamin H2.

Dứt điểm bệnh nổi mề đay bằng bài thuốc Đông y toàn diện

Y học cổ truyền từ ngàn đời đã để lại nhiều tài liệu quý giá về chữa bệnh nổi mề đay. Kế thừa những tinh túy đó, cộng với việc đào sâu nghiên cứu dựa trên thể trạng và cơ địa và điều kiện sống của người Việt Nam hiện đại, Nhà thuốc Tâm Minh Đường đã xây dựng thành công bài thuốc “Ngưu bì giải độc ẩm”.

Ngưu bì giải độc ẩm là sự phối kết hợp sức mạnh của bài thuốc uống, bài thuốc ngâm rửa và bài thuốc bôi ngoài da.Trong đó, chủ chốt nhất là bài thuốc uống có vai trò như mũi nhọn trong điều trị tận gốc nguyên nhân gây nổi mề đay. Thành phần của bài thuốc uống Ngưu bì giải độc ẩm gồm những vị thuốc chính sau:

Bệnh nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa nhanh
Thành phần dược liệu có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm

Ngoài 6 vị thuốc trên, trong bài thuốc còn có 5 vị thuốc khác bao gồm: Kinh giới, Liên kiều, Sinh hoàng kỳ, Bạch hoa xà thiệt thảo và cam thảo. Các vị thuốc được phối trộn với nhau theo nguyên tắc “Quân – thần – tá – sứ” với tỷ lệ phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh. Nhờ chuyên biệt trong từng thang thuốc mà người bệnh khi dùng sẽ đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Cơ chế tác động của ngưu bì giải độc ẩm

  • Thuốc uống: Khu phong trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc cho gan, tăng cường chức năng gan, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Thuốc ngâm rửa: Có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch bề mặt da, tăng cường khả năng tái tạo tế bào da mới khỏe mạnh hơn.
  • Thuốc bôi (dạng kem): Giữ chức năng giảm ngứa, giảm viêm, làm lành bề mặt da bị tổn thương.

Cách sử dụng Ngưu bì giải độc ẩm rất đơn giản.

  • Đối với thuốc uống: Người bệnh sắc uống ngày 1 thang. Thuốc uống thơm mùi thảo mộc tự nhiên nên rất dễ uống, cho thấy tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa ngay sau ngày thứ 2 dùng thuốc.
  • Đối với thuốc ngâm rửa: Người bệnh đun nước tắm ngâm rửa da như bình thường, chú ý không chà xát da quá mạnh, cốt để cho da sạch sẽ, thông thoáng sẽ mau lành bệnh.
  • Đối với thuốc bôi: Sau khi đã uống thuốc, dùng thuốc ngâm và lau khô da thì tiến hành bôi thuốc lên vùng da bệnh để giảm ngay cảm giác ngứa ngáy, giảm viêm tại chỗ nhanh chóng.
Bệnh nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa nhanh
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm – Giải pháp cho người bệnh nổi mề đay

Trên kết quả nghiên cứu lâm sàng và thực tiễn điều trị cho thấy, với những trường hợp bệnh nổi mề đay nhẹ thì dùng hết một liệu trình thuốc (10 ngày) là khỏi. Nghiêm trọng hơn, với những trường hợp nặng thì dùng thuốc tối đa trong 1 tháng là đạt kết quả tốt nhất.

100% thảo dược dùng trong bài thuốc được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đạt chuẩn CO-CQ về độ sạch và hàm lượng dược chất. Bài thuốc hoàn toàn không pha trộn thêm tân dược nên người bệnh yên tâm sử dụng, không lo các tác dụng phụ.

Bạn cần bác sĩ tư vấn trực tiếp cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

Bệnh nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa nhanh

Về thương hiệu nhà thuốc Tâm Minh Đường, đây là đơn vị có uy tín lâu đời trong điều trị nhiều bệnh lý bằng YHCT. Năm 2018, bằng những thành công trong điều trị và đóng góp cho cộng đồng, Tâm Minh Đường đã được trao tặng bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0908849669

Thống kê và tài liệu tham khảo về bệnh nổi mề đay

Thống kê về bệnh

  • Bệnh nổi mề đay đã được mô tả từ thời Hippocrate, khoảng những năm 460-370 trước công nguyên. Theo đó, tên gọi của bệnh này có nguồn gốc từ từ “urtica” trong tiếng La tinh nó có nghĩa là “cây tầm ma” – một loại cây chứa độc, gây ngứa và đau nhức khi tiếp xúc với da.
  • Khoảng 15-25% dân số thế giới từng nổi mề đay ít nhất một lần trong cuộc đời. Bệnh hay gặp nhất là ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 9 tuổi và người lớn trong độ tuổi từ 30-40 tuổi.
  • Ở thể mãn tính, bệnh được chia ra làm 2 dạng là: Mãn tính tự miễn (chiếm 45%) và Mãn tính tự phát (chiếm 55%). Có khoảng 0,5% dân số mắc bệnh mãn tính.
  • Khoảng 85% trẻ em mắc bệnh này và không có biểu hiện phù mạch.
  • Khoảng 40% người bệnh trưởng thành có mề đay có kèm theo biểu hiện phù mạch.
  • Có đến 50% người mắc bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể khỏi các triệu chứng trong vòng 1 năm, 65% người bệnh khỏi trong vòng 3 năm, 85% người bệnh khỏi trong vòng 5 năm và 5% biểu hiện sẽ kéo dài trong thời gian hơn 10 năm.

Tài liệu tham khảo về bệnh nổi mề đay

  • “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu” – Nxb Y học, Bộ Y tế.
  • “Mày đay và phù mạch” – 28/10/2016 – Bác sĩ Trần Thị Huyền – Bệnh viện da liễu trung ương.
  • “Mày đay và phù mạch” – Bài viết của Ths.Bs. Nguyễn Văn Đĩnh, Bộ môn Dị ứng và MDLS , trường Đại học Y Hà Nội.
  • Sổ tay: “Bệnh mày đay – Tài liệu hướng dẫn bệnh nhân”, PGS.TS. Trần Lan Anh, Bệnh viện da liễu trung ương.

các từ khóa liên quan: