Quảng Cáo

Bệnh vảy nến có lây không, liệu có di truyền qua các thế hệ không?

10/07/2020

Nhiều người có thắc mắc là bệnh vảy nến có lây không và có di truyền không? Các thầy thuốc của Cẩm nang sức khỏe Iwt Hà Nội sẽ giải đáp chi tiết về những vấn đề này qua bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bệnh vảy nến có lây không?

Vảy nến là một loại bệnh da liễu biểu hiện bằng tình trạng da bị viêm da mạn tính là một bệnh tự miễn. Lấy mẫu nghiên cứu chủ yếu trên da của những người mắc bệnh vẩy nến cho thấy có một lượng lớn cytokine(chất trung gian trong quá trình viêm) được sản sinh ra từ các tế bào miễn dịch.

Trên thế giới có khoảng 2 – 3% dân số tương ứng với 125 triệu người mắc căn bệnh này. Vậy bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến có lây không, liệu có di truyền qua các thế hệ không?
Bệnh vảy nến có lây không

Theo các bác sĩ chi biết, căn bệnh da liễu này thuộc hệ bệnh tự miễn của da không do vi khuẩn hay virus gây nên. Do vậy, bệnh này không thể lây nhiễm từ người này qua người khác thông qua con đường quan hệ tình dục hay việc tiếp xúc da, niêm mạc, dịch tiết. Vì vậy, bạn có thể tiếp xúc và giao tiếp với nhau mà không phải lo ngại bị lây lan bệnh.

Bệnh vảy nến có biểu hiện là bong tróc da thành từng mảng trắng, đỏ trông hơi mất thẩm mỹ vì vậy nhiều người khi nhìn vào có tâm lý muốn tránh xa, sợ lây nhiễm,.. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bệnh không thể lây qua những đường trên. Vì vậy, mọi người hoàn toàn có thể yên tâm dùng chung đồ dùng, quần áo, nắm tay, ôm người bệnh.

Bệnh vảy nến có di truyền không?

Ngoài việc nắm được bệnh vảy nến có ngứa không, có lây không thì nhiều người thắc mắc về sự di truyền của căn bệnh da liễu này. Theo như nhiều nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy, bệnh lý này có tính di truyền (nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng con sinh ra bị bệnh là 10%, tỉ lệ có thể lên tới 40% nếu bố và mẹ đều bị bệnh).

Ngoài ra, bệnh vảy nến cũng liên quan đến yếu tố lịch sử gia đình. Trong gia đình, nếu anh, chị, em ruột mắc bệnh vẩy nến, thì các thành viên còn lại trong gia đình sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần.

Bệnh vảy nến có lây không, liệu có di truyền qua các thế hệ không?

    Theo các chuyên da, bệnh vảy nến có tính di truyền

Đôi khi căn bệnh này cũng do xuất hiện sự đột biến gen tạo ra gen mới. Một vài nghiên cứu từ những năm 1980 đã cho thấy, gene mới này có khả năng di truyền trong gia đình vì vậy bệnh vảy nến này được di truyền cho các cá thể trong gia đình. Dựa vào việc áp dụng một vài kỹ thuật tiên tiến như giải trình tự gen mà đã xác định được có khoảng 25 vùng khác nhau trên bộ gen của người có liên quan đến cơ chế sinh gây bệnh.

Tuy nhiên, di truyền và rối loạn miễn dịch không phải nguyên nhân tất cả gây ra bệnh vẩy nến. Bệnh có thể dễ gặp hơn ở những người có các yếu tố nguy cơ sau: căng thẳng, áp lực kéo dài, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, trầy xước da, có sử dụng các loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực,…

Lưu ý cho người mắc vảy nến

Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra được phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn, nên cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh, thay đổi chế độ sinh hoạt để hạn chế nguy cơ mắc, hoặc bùng phát trở lại.

Bệnh vảy nến có lây không, liệu có di truyền qua các thế hệ không?

    Bệnh nhân phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Tuân thủ chỉ định, phác đồ điều trị của bác sĩ để ngăn chặn bệnh tiến triển phức tạp hơn và dần cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc trên da.
  • Giảm thiểu lo lắng, căng thẳng thường xuyên. Lập một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, không lạm dụng rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác.
  • Vệ sinh thân thể hàng ngày đặc biệt với vùng da bị bệnh. Không ủ kín, che kín quá mức vùng có vảy nến vì sẽ làm tăng nguy cơ lan rộng ra các vùng da khác. Lập một chế độ ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng, năng lượng, khoa học. Ăn nhiều rau, hoa quả để tăng cường vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, chiên rán,…
  • Bổ sung trong khẩu phần ăn các loại acid béo có lợi cho sức khỏe như omega – 3,6,9, kẽm, rau củ giàu vitamin b12, ,….
  • Bệnh nhân vảy nến không tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh và của dụng loại sữa tắm có chứa các thành phần lành tính với da, ít chất tẩy rửa, ít cồn,…Và tương tự với các loại mỹ phẩm, dầu gội, nước hoa, thuốc nhuộm tóc…
  • Hạn chế với các đồ ăn dễ gây dị ứng như cua, cá, ghẹ, tôm.
  • Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một vài loại lá trong thiên nhiên, đời sống hàng ngày để làm dịu các triệu chứng của bệnh cũng như là tăng sức đề kháng cho cơ thể như: lá xoan, lá trầu, lá trà xanh. Bạn có thể lấy các loại lá này đem rửa sạch rồi đun sôi, lấy nước để tắm. Áp dụng cách này hàng ngày, bạn sẽ thấy các mảng da bị bệnh sẽ dịu đi, khả năng mọc mảng mới sẽ giảm đi.

Tuy nhiên, tin vui cho những người mắc bệnh là phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng liệu pháp sinh học đang cho thấy những hiệu quả tích cực không chỉ với vẩy nến mà cả với những bệnh thuộc hệ thống tự miễn khác. Mặc dù, phương pháp này có giá thành cao, ít người có thể chi trả cho phương pháp này để chữa trị. Nhưng ngày nay,  phương pháp đang dần được phổ biến, giảm giá thành để nhiều người có thể được sử dụng nhất.

Vẩy nến là bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tuy bệnh không lây từ người này sang người khác nhưng vẫn khiến những người xung quanh xa lánh, làm người bệnh cảm thấy tự ti. Bệnh cũng có một phần do di truyền gây nên nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa nhờ áp dụng những cách trên.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về vấn đề bệnh vảy nến có lây không, có di truyền không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

các từ khóa liên quan: