Quảng Cáo

Bệnh vảy nến hồng: Kiến thức tổng quản và thông tin đầy đủ nhất

10/07/2020

Bệnh vảy nến hồng là một bệnh ngoài da khá phổ biến tuy nhiên có nhiều người chưa phân biệt được với các bệnh lý da liễu khác. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện căn bệnh này mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bệnh vảy nến hồng là gì?

Bệnh vảy nến hồng hay còn gọi là vẩy nến phấn hồng là một loại phát ban thông thường ngoài da. Với số lượng người mắc trên thế giới lên đến hàng triệu người, ước tính ở Việt Nam có khoảng hơn một triệu người mắc bệnh này.

Đốm phát ban có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước từ 0,1cm-20cm, giới hạn rõ ràng, thường xuất hiện ở vùng ngực, bụng, lưng hoặc lan ra khắp người. Bệnh hay gặp ở nữ giới ở lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc trẻ em. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Vảy nến hồng có lây không? Theo các bác sĩ thì căn bệnh này không lây từ người này sang người khác nhưng dễ lây lan ra các vùng da xung quanh. Do đó bạn cần phải cẩn trọng khi cơ thể có các biểu hiện của bệnh.

Bệnh vảy nến hồng: Kiến thức tổng quản và thông tin đầy đủ nhất
Hình ảnh bệnh vảy nến hồng

Bệnh vẩy nến hồng có nguy hiểm không? Là một bệnh da liễu lành tính thường không có biến chứng nguy hiểm. Đa số bệnh có thể tự khỏi trong vòng từ 2 đến 10 tuần mà không để lại dấu vết gì. Căn bệnh này chủ yếu làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người mắc. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở lứa tuổi trẻ em và được xếp vào nhóm là bệnh vảy nến ở trẻ em.

Yếu tố gây bệnh vảy nến hồng

​Hiện nay những nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Tuy nhiên bệnh được cho là xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức làm cho tế bào da sản xuất nhiều hơn bình thường và bị đẩy lên bề mặt da quá nhanh gây nên tích tụ tế bào da thành từng mảng tổn thương đỏ và có vảy.

Một vài dẫn chứng gần đây cho thấy bệnh vảy nến hồng có thể là do một chủng virus Herpes gây ra, đây là một loại virus gây nên bệnh ngoài da ở người nhưng không phải là chủng virus gây nên mụn rộp. Ngoài ra bệnh còn liên quan đến sự suy yếu miễn dịch của cơ thể và liên quan đến một số yếu tố nguy cơ khác như:

  • Các yếu tố bệnh tật như chấn thương da (vết trầy xước, vết côn trùng cắn, cháy nắng, vết cắt…), nhiễm trùng, tâm lý lo lắng, stress kéo dài, việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc sốt rét. Nghiện rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh xuất hiện.
  • Yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu có tới 10% dân số thế giới có thể di truyền gen vảy nến hồng nhưng chỉ có khoảng 2-3% người mang gen thực sự phát bệnh. Vậy nên nếu bạn có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh thì cũng không quá lo lắng về sự xuất hiện của bản thân.
  • Yếu tố môi trường: Thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng hoặc tiếp xúc nhiều với hóa chất, các chất tẩy rửa mạnh, phẩm màu hoặc thuốc nhuộm cũng làm cho nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên.

Cách nhận biết vảy nến hồng

​Triệu chứng điển hình của bệnh là xuất hiện những ban hồng có vảy ngoài da, dựa vào kích thước tổn thương và loại vảy người ta chia vẩy nến hồng thành các thể:

  • Thể mảng bám: Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng từ 70-80% người mắc bệnh. Kích thước tổn thương từ 2-10cm màu đỏ có vảy trắng, thường xuất hiện ở các vùng nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối…
  • Vảy nến phấn hồng thể giọt: Thể bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ và thiếu niên với các chấm tổn thương trên da điển hình, kích thước từ 2-20mm, ranh giới rõ ràng, khi căng da các tổn thương bị nhạt màu. Vùng da bị bệnh thường xuất hiện là vùng bụng, lưng và cánh tay.
  • Vẩy nến đỏ da toàn thân: Đây là thể bệnh hiếm nhưng rất nguy hiểm vì tình trạng nặng và khó điều trị. Toàn thân bệnh nhân đỏ và có vảy trắng bao phủ.
  • Thể mủ: Các vùng bị bệnh thường có màu trắng, nguyên nhân chủ yếu là do các tổn thương bị bội nhiễm vi khuẩn cho nên bệnh nhân có thể sốt cao và đau rát nhiều hơn.
Bệnh vảy nến hồng: Kiến thức tổng quản và thông tin đầy đủ nhất
Vảy nến hồng có triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu

Ngoài ra người mắc bệnh vẩy nến hồng thường thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng tổn thương gây nên tâm lý tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

Cách xử lý bệnh vảy nến hồng

Trong nhiều trường hợp bệnh có thể tự khỏi từ 2-10 tuần, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng ngứa. Các thuốc hay được sử dụng trong chuyên khoa da liễu như:

Thuốc trị vảy nến hồng

  • Thuốc kháng virus acyclovir, famcyclovir hoặc các thuốc kháng sinh, các thuốc này có tác dụng làm giảm thời gian bị bệnh xuống còn từ 1-2 tuần và tránh bị bội nhiễm. Ngoài ra bác sĩ có thể dùng thêm các thuốc corticoid, kháng H1 nếu tình trạng bệnh nhân ngứa nhiều.
  • Các loại thuốc bôi giúp làm bong vảy có chứa thành phần chủ yếu là acid salicylic cũng được sử dụng rộng rãi.

Phương pháp quang trị liệu

Đây là phương pháp được sử dụng từ khá lâu bằng việc dùng ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng tia UV để chiếu nên các tổn thương da từ đó làm cải thiện bệnh, đây là một phương pháp khá tốn kém nhưng hiệu quả. Tuy nhiên có thể gây ra ung thư da.

Người bệnh cũng có thể đi dạo dưới ánh nắng vào buổi sáng sớm để tận dụng tối đa hiệu quả của ánh sáng tự nhiên, từ đó giảm triệu chứng của bệnh vảy nến hồng.

Bệnh vảy nến hồng: Kiến thức tổng quản và thông tin đầy đủ nhất
Quang trị liệu chữa vảy nến phấn hồng

Dùng bài thuốc Đông y

Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng một số kinh nghiệm dân gian để điều trị bệnh tại nhà với các loại thảo dược như thổ phục linh, nhũ hương, hoàng bá, bạch thược sắc đặc dùng làm thuốc bôi giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể điều hòa hoạt động của tế bào làm ngăn ngừa bệnh.

Sử dụng một số vị thuốc như phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi đun làm nước tắm có tác dụng dưỡng da làm mềm mịn da chống viêm, giảm ngứa cải thiện tình trạng bong vảy và tránh để lại sẹo sau khi bị vảy nến hồng.

Bên cạnh một số biện pháp nói trên người mắc bệnh cần có lối sống và chế độ ăn lành mạnh khoa học như:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, không hút thuốc lá.
  • Tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi, các loại cá…hạn chế ăn đồ cay nóng, chiên xào, nội tạng động vật.
  • Có lối sống tích cực, hạn chế căng thẳng, stress, tránh làm việc ở nơi có nhiệt độ quá cao và có ánh nắng mặt trời trực tiếp, nên có đồ bảo hộ lao động phù hợp.

Hy vọng với một số kiến thức được trình bày trong bài viết bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh vảy nến hồng để biết cách phòng tránh và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn và gai đình mạnh khỏe!

các từ khóa liên quan: