Vảy nến ở chân là bệnh da liễu không hiếm gặp và làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có những biểu hiện điển hình như khô da, nứt, bong tróc vùng da chân, móng chân. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Tìm hiểu về vảy nến ở chân
Bệnh vảy nến nói chung hay vẩy nến ở chân đều chưa tìm thấy được nguyên nhân rõ ràng gây bệnh. Người ta chỉ nhắc đến yếu tố tự miễn của bệnh này. Một hệ miễn dịch bình thường sẽ nhận biết được tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể mình như: Virus, vi khuẩn. Các tế bào lympho T và lympho B sẽ có trách nhiệm tiêu diệt chúng. Tuy nhiên khi bị bệnh thì hệ miễn dịch bị rối loạn, nhận diện nhầm các tế bào lành là tác nhân gây bệnh. Chính vì thế chúng tấn công và huỷ hoại, làm chết hàng loạt các tế bào.
Nội Dung Được Quan Tâm
- Cây vòi voi chữa vảy nến: Hướng dẫn chi tiết từ A – Z
- Trị Vảy Nến Bằng Lá Trầu Không: Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A – Z
- 5+ Cách Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Được Chuyên Gia Khuyên Dùng
- Cách Trị Vảy Nến Bằng Dầu Dừa Cực Hay Không Thể Bỏ Qua
- Bị Vảy Nến Tắm Lá Gì Và Cách Tắm Bằng Lá Thuốc Tốt Nhất
- Vảy Nến Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Bệnh Tận Gốc
Cũng như vảy nến móng tay, đầu hay các vùng da khác, nguyên nhân gây bệnh ở chân chưa được xác định chính xác. Nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ khiến con người dễ bị mắc bệnh vẩy nến ở chân như:
- Tiền sử trong gia đình có người mắc các bệnh lý về tự miễn, dị ứng.
- Tiền sử bản thân bị các bệnh như: Hen phế quản, viêm da cơ địa, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường.
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại, không đi giày dép.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
- Căng thẳng kéo dài, trầm cảm.
- Lạm dụng thuốc đặc biệt những thuốc có thành phần chứa corticoid.
- Chấn thương.
- Thiếu hụt vitamin A, vitamin C và các yếu tố vi lượng khác.
Vảy nến ở chân có đặc điểm gì?
Ở chân, bệnh thường xuất hiện ở các vị trí như đùi, đầu gối, lòng bàn chân, thậm chí tổn thương móng và các khớp. Vẩy nến ở chân có rất nhiều thể khác nhau và mỗi thể sẽ có đặc điểm lâm sàng riêng.
- Thể mảng: Đây là thể thường gặp nhất. Trên nền da lành xuất hiện các đám, mảng sừng dày, bong tróc như vảy cá. Bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, da khô và khó chịu.
- Thể mụn mủ: Nhiều mụn mủ trắng xuất hiện ở lòng bàn chân, gây đau đớn và khó di chuyển cho người bệnh.
- Thể móng chân: Vẩy nến thể này khiến móng chân chuyển màu vàng, đục. Trên bề mặt móng xuất hiện các chấm rỗ nhỏ hoặc đường lằn khiến móng biến dạng, sần sùi.
- Thể đảo ngược: Tổn thương màu đỏ tươi, không vảy thường xuất hiện phía sau gối.
- Thể khớp: Hay còn gọi là viêm khớp vẩy nến. Bệnh xảy ra ở các khớp ngón chân, bàn chân, khớp gối, mắt cá chân với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển. Nếu bệnh vảy nến ở chân không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn tật.
Cách chẩn đoán vảy nến ở chân
Việc chẩn đoán vẩy nến dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể là:
- Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ. Tiếp đến xem các triệu chứng có đúng với biểu hiện của bệnh vảy nến không. Nếu các triệu chứng điển hình thì có thể kết luận và đưa ra phương pháp điều trị. Nếu còn nghi ngờ thì sẽ làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
- Cận lâm sàng: Sinh thiết da là xét nghiệm giúp chẩn đoán và xác định bệnh. Người bệnh sẽ được lấy một mẫu mô nhỏ ở những tổn thương tại chân, sau đó tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ sẽ là người đưa ra kết luận cuối cùng xem bạn có đúng bị vẩy nến hay không.
Cách trị vảy cá ở chân tại nhà
Thông thường, sẽ có 2 phương pháp chữa bệnh phổ biến là dùng thuốc và không dùng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị tốt nhất. Đặc biệt, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh thì bạn cần phải đi thăm khám.
Cách trị da chân bị vảy cá bằng thuốc
- Thuốc corticoid: Đây là thuốc chống viêm được sử dụng rất nhiều trong các bệnh lý về da. Thuốc có nhiều dạng như: Viên, kem, mỡ. Sử dụng khá tiện lợi và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng liều lượng sẽ gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy nên dùng theo sự kê đơn của bác sĩ.
- Retinoid: Đây là một dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng giảm viêm, giúp loại bỏ các tế bào chết. Nhưng thuốc làm tăng nhạy cảm của da dưới ánh sáng mặt trời và có một số tác dụng không mong muốn, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh đối với phụ nữ có thai. Vì thế thận trọng trước khi dùng.
- Bổ sung vitamin D: Giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào da, rất cần thiết trong điều trị. Tuy nhiên dễ gây kích ứng, nên thử phản ứng trước khi dùng.
- Kem dưỡng ẩm: Đây là dược phẩm rất quan trọng đối với người mắc căn bệnh này, đặc biệt vảy nến ở chân, do da bàn chân hay bị khô ráp, dễ trầy xước, chảy máu. Sử dụng thường xuyên giúp da mềm mại, phòng tránh được biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nên dùng các loại kem có độ lành tính cao, không gây kích ứng cho người bệnh.
- Thuốc sinh học: Nếu tất cả các thuốc trên không giúp bệnh cải thiện thì đây là thuốc cuối cùng dành cho bạn. Thuốc chỉ có trong các bệnh viện, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.
Cách trị vảy nến ở chân không dùng thuốc
- Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu): Sử dụng tia cực tím UVA và UVB, giúp kích thích sản sinh vitamin B và ngăn chặn rối loạn miễn dịch. Đây là phương pháp khá mới và được rất nhiều người sử dụng.
- Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn hợp lý rất cần thiết đối với bệnh vảy nến bàn chân. Bổ sung rau củ quả giàu chất xơ và vitamin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đặc biệt là vitamin A, E, C. Không ăn các chất béo, nội tạng động vật. Hạn chế rượu bia và các chất kích thích.
- Chế độ sinh hoạt: Giữ vệ sinh vùng bàn chân sạch sẽ, khô ráo, không đi chân đất, dùng kem giữ ẩm cho vùng bàn chân. Thường xuyên tập thể dục thể thao 20-30 phút mỗi ngày.
Điều trị vảy nến ở chân bằng phương pháp an toàn, hiệu quả
Hiện nay điều trị vẩy nến ở chân bằng bài thuốc đông y đang được nhiều người quan tâm và áp dụng. Ngoài ưu điểm cải thiện sức khỏe từ sâu bên trong, biện pháp này còn mang tới hiệu quả lâu dài và không gây tác dụng phụ.
Nổi bật trong dòng sản phẩm này không thể không nhắc tới bài thuốc Ngưu Bì Giải Độc Ẩm của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trên 90% bệnh nhân vảy nến kiểm soát được bệnh hoàn toàn chỉ sau 1-2 liệu trình điều trị bằng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm. Để đạt được hiệu quả này phải kể tới một vài điểm nổi bật của bài thuốc này như sau:
Thành phần chủ dược có trong Ngưu Bì Giải Độc Ẩm:
- Hoàng cầm: Kháng khuẩn, chống dị ứng, tăng cường khả năng ức chế quá trình giải phóng enzyme của tế bào gây bệnh.
- Ngưu bàng tử: Mát gan, giải độc, tăng cường chức năng thận, cải thiện vết thương ngoài da.
- Kim ngân hoa: Có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, được ví như loại kháng sinh tự nhiên an toàn.
- Hoàng liên: Giải độc, thanh nhiệt, có tác dụng kháng viêm tại chỗ.
- Ké đầu ngựa: Chống viêm, sát khuẩn, trị ngứa ngáy, mẩn đỏ.
- Xích thược: Giảm đau, kháng khuẩn, chống virus, nấm.
Ngưu Bì Giải Độc Ẩm là sự kết tinh từ 3 liệu pháp, mang tới hiệu quả bền vững, toàn diện:
- Thuốc uống: Thuốc uống có tác dụng chính là tác động vào căn nguyên, trị bệnh từ bên trong. Được bào chế từ các thảo mộc thiên nhiên được thu hái tại Vườn dược liệu của Bộ y tế, đảm bảo an toàn và chất lượng. Tùy vào thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ giảm thành phần thuốc sao cho mang tới hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc ngâm: Mang lại hiệu quả ngoài da, giúp tiêu viêm, giảm sưng, tránh tình trạng lây nhiễm sang các vùng da xung quanh. Thuốc được bào chế ở dạng bột, bệnh nhân chỉ cần hòa với nước ấm là có thể sử dụng được.
- Kem bôi: Củng cố hàng bảo vệ tổn thương khỏi sự xâm nhập của các yếu tố có hại bên ngoài, giúp tái tạo tế bào biểu bì, phục hồi tổn thương nhanh chóng.
Hình ảnh trước và sau khi điều trị vẩy nến bằng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm:
Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp
Vảy nến ở chân nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rất nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến tàn phế. Do đó, người bệnh không nên chủ quan trong bất kỳ trường hợp nào. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc.
Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn cách điều trị.
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Hotline: 0908.84.9669