Quảng Cáo

Bệnh vảy nến ở trẻ em, trẻ sơ sinh: Cách trị và chăm sóc cho các bé

10/07/2020

Bệnh vảy nến ở trẻ em, trẻ sơ sinh là bệnh như thế nào, khác gì người lớn, các triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Phân loại bệnh vảy nến ở trẻ em, trẻ sơ sinh

Nhìn chung bệnh vảy nến ở mọi độ tuổi đều có những đặc điểm chung như khô da, ngứa và bong tróc vảy. Nhưng ở trẻ em và trẻ sơ sinh sẽ có một số điểm điển hình khác để phân biệt. Một số thể bệnh vẩy nến ở trẻ em, trẻ sơ sinh thường gặp là:

  • Vẩy nến tã lót: Đây là một thể rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng xuất hiện trên vùng da được quấn tã lót. Rất dễ nhầm với bệnh như: Dị ứng, phát ban tã,…
  • Thể mảng: Một thể phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ thì kích thước các mảng thường nhỏ hơn và da mềm hơn so với người lớn.
  • Vảy nến thể giọt: Thể bệnh này ít gặp ở người lớn hơn cả, chủ yếu ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Bệnh thường khởi phát do nhiễm lạnh hoặc nhiễm liên cầu khuẩn.
  • Thể mụn mủ: Bệnh chủ yếu tập trung ở trẻ nhỏ và người lớn, rất ít gặp ở trẻ sơ sinh. Nốt vẩy nến có mảng đỏ, nhân ở giữa chứa mủ, xuất hiện nhiều ở bàn tay và bàn chân.

Ngoài ra còn rất nhiều thể bệnh khác như: Thể da đầu, thể toàn thân, thể móng tay, thể khớp, thể đảo ngược nhưng chủ yếu gặp ở người lớn, ít ảnh hưởng đến trẻ nhỏ hơn.

Vảy nến ở trẻ em, trẻ sơ sinh do điều kiện nào?

Bệnh vảy nến Tiếng Anh là Psoriasis, theo nhiều nguyên cứu cho thấy vẫn chưa xác định được được chính gây ra bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, bệnh có quan hệ mật thiết đến yếu tố di truyền và miễn dịch.

Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị mắc bệnh vẩy nến thì tỷ lệ con cái của họ sinh ra bị bệnh là 10%. Trường hợp nếu cả bố và mẹ cùng mắc thì tỷ lệ này lên đến hơn 50%.

Các tế bào miễn dịch trong cơ thể có nhiệm vụ bắt giữ và tiêu diệt những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Vì một nguyên nhân nào đó gây rối loạn hệ miễn dịch khiến chúng nhận diện nhầm các tế bào lành là kháng nguyên lạ, chúng tấn công và làm tổn thương chính cơ thể của mình.

Ngoài ra có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng dẫn đến bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh, trẻ em bùng phát như: 

  • Yếu tố tâm lý, căng thẳng.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết.
  • Tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc một số bệnh lý như: Hen phế quản, viêm da cơ địa, lupus ban đỏ, dị ứng, mề đay,…
  • Sử dụng thuốc corticoid một thời gian dài.
  • Thiếu hụt vitamin D.

Đặc thù nhận biết vảy nến ở trẻ em, trẻ sơ sinh

Bệnh vẩy nến ở trẻ em có rất nhiều thể bệnh, tùy vào từng thể bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau. Đặc biệt là những thể nặng như mụn mủ, thể mảng thì có thể có những triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí là nhiễm trùng da.

Bệnh vảy nến ở trẻ em, trẻ sơ sinh: Cách trị và chăm sóc cho các béNgứa ngáy, da bong tróc là biểu hiện nổi bật của bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Tuy nhiên dù bệnh vảy nến ở trẻ em thể nào cũng đều có một số dấu hiệu nổi bật như sau

  • Da bé trở nên khô ráp, nứt nẻ.
  • Có thể ngứa khiến trẻ khó chịu, đau nhức, gãi nhiều gây chảy máu.
  • Trên bề mặt da đỏ, phù nề có các lớp vảy màu trắng bao phủ, lớp này bong tróc như vảy cá, khiến dễ nhầm lẫn với chứng phát ban tã ở trẻ.
  • Móng tay trẻ trở nên dày, xuất hiện các chấm rỗ li ti hoặc những rãnh sâu. Nếu không điều trị kịp thời móng có thể mủn và rời từng mảng.
  • Vùng da ở những nếp gấp như khoeo chân, khuỷu tay cũng đỏ hơn các vùng khác.
  • Nếu vẩy nến xuất hiện ở mắt có thể gây khó nhìn, sụp mí. Nếu xuất hiện ở tai, miệng, mũi gây bít tắc các khiếu, cản trở việc nghe, ngửi.
  • Các triệu chứng trên xuất hiện theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài vài tuần vài tháng rồi biến mất theo chu kỳ. Rất khó biết trước khi nào bệnh bùng phát và mức độ nghiêm trọng của từng đợt. Vì vậy các biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết.

Cách xử lý bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Việc điều trị cho trẻ cần phải cẩn trọng vì trẻ chưa phát triển hoàn thiện, làn da của bé cũng nhạy cảm. Một số biện pháp chữa bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm:

Điều trị tại chỗ

  • Corticoid: Đây là một thuốc chống viêm được dùng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Thuốc giúp cải thiện nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc sẽ gây ra rất nhiều các biến chứng tai hại, thậm chí còn khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy chỉ nên dùng đường bôi và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Coal tar: Là dẫn xuất của than đá, có tác dụng chống viêm, hạn chế sự tăng sinh của tế bào sừng và tế bào gai. Được bào chế thành nhiều dạng như: Dầu gội, xà phòng tắm nên rất tiện lợi cho người sử dụng.
  • Kem dưỡng ẩm: Không chỉ với người lớn mà đối với trẻ em, kem dưỡng ẩm là một dược phẩm không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh. Nó giúp làm mềm các tế bào sừng, hạn chế ngứa rát, chảy máu, khó chịu cho trẻ.
  • Vitamin A: Giúp loại bỏ các tế bào sừng, giảm viêm, giảm sưng. Tuy nhiên cũng không nên dùng quá nhiều. Phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Vitamin D: Hạn chế sự tăng sinh của các tế bào da, rất tốt trong điều trị bệnh vảy nến. Nhưng vitamin D dễ gây kích ứng cho người bệnh, nên thử phản ứng trước khi dùng.

Bệnh vảy nến ở trẻ em, trẻ sơ sinh: Cách trị và chăm sóc cho các bé

    Khi chữa bệnh cho trẻ thì phải cẩn trọng và lựa chọn thuốc phù hợp

Quang trị liệu chữa bệnh vảy nến ở trẻ em và trẻ sơ sinh (Liệu pháp ánh sáng)

Sử dụng tia UVA và UVB chiếu vào những vùng bị bệnh, giúp kích thích sản sinh vitamin B và ngăn chặn rối loạn miễn dịch. Phương pháp mang lại hiệu quả khá cao nên được nhiều người áp dụng. Đối với trẻ sơ sinh nên cân nhắc trước những tác dụng phụ.

Nếu được bác sĩ chỉ định sử dụng ánh sáng tự nhiên thì cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên hoặc đi dạo cũng gia đình vào buổi sáng sớm.

Xây dựng lối sống, sinh hoạt điều độ cho bé

  • Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ sinh hoạt và tập luyện cũng rất cần thiết.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Bổ sung rau củ quả để tăng cường hàm lượng vitamin và các yếu tố vi lượng.
  • Giữ gìn sạch sẽ và khô ráo vùng da bị vẩy nến.
  • Hạn chế các chất gây kích ứng, tránh căng thẳng stress sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Không sử dụng dầu gội, xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh lên vùng da bị bệnh.
  • Cho trẻ đi tái khám định kỳ và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Hy vọng bạn đọc có thêm một số kiến thức bổ ích giúp đỡ cho bản thân và gia đình.

các từ khóa liên quan: