Quảng Cáo

Bệnh viêm khớp vảy nến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

10/07/2020

Viêm khớp vảy nến là căn bệnh chịu sự ảnh hưởng của cả bệnh lý da liễu và xương khớp. Bệnh không loại trừ đối tượng nào nên bất kỳ ai cũng có khả năng gặp phải. Làm thế nào để nhận biết các triệu chứng của bệnh? Bệnh có thể trị dứt điểm không? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Viêm khớp vảy nến là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp có nguyên nhân do bệnh vảy nến gây ra. Đây là một loại bệnh tự miễn, do rối loạn hệ miễn dịch, dẫn đến việc xung đột, tấn công các mô tế bào khỏe mạnh.

Theo nhiều nghiên cứu cho biết trung bình cứ 100 người bị vẩy nến sẽ có khoảng 20 người mắc phải tình trạng khớp bị viêm. Bệnh khởi phát với tất cả các đối tượng nam và nữ, đặc biệt ở những người từ 30-55 tuổi. Căn bệnh này có 5 dạng chính: Viêm khớp vẩy nến đối xứng, viêm khớp vảy nến bất đối xứng, viêm khớp vảy ngoại biên, viêm màng phổi, viêm cột sống.

Bệnh viêm khớp vảy nến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

    Viêm khớp vảy nến là bệnh lý liên quan đến cả xương khớp lẫn da liễu

Đây là loại bệnh lý tương đối nguy hiểm, có thể gây ra nhiều tác động xấu đến cơ thể người bệnh. Bệnh phát triển từ giai đoạn nhẹ đến nặng với các triệu chứng cơ bản như đau, sưng, cứng khớp và phát ban da. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều chịu sự ảnh hưởng của bệnh, chủ yếu là cột sống và ngón tay.

Trường hợp bệnh để lâu ngày không trị sẽ gây ảnh hưởng đến giác mạc, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, gan nhiễm mỡ. Do đó, một khi người bệnh nhận thấy các biểu hiện khác lạ từ cơ thể, cần nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để làm các xét nghiệm và chẩn đoán kịp thời.

Nguyên nhân viêm khớp vảy nến

Cũng như vảy nến thể mủ, thể mảng, thể giọt, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ nguyên nhân gây bệnh vẩy nến gây viêm khớp. Các bác sĩ theo dõi nhiều ca khám nhận thấy rằng bệnh lý này có khả năng cao phát triển trên bệnh nhân bị vẩy nến. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp bệnh viêm khớp xuất hiện trước bệnh vẩy nến.
Theo nhiều y bác sĩ, viêm khớp vảy nến có thể phát bệnh do những nguyên nhân sau:

  • Sự ảnh hưởng của môi trường sống và yếu tố di truyền: Những người sống trong gia đình có người bị vảy nến hoặc viêm khớp, thì có khả năng mắc bệnh rất cao. Bệnh có thể di truyền từ ông bà, cha mẹ, hay bất cứ mối quan hệ mật thiết nào trong gia đình. Do đó, khi phát hiện các thành viên trong gia đình mắc bệnh, mọi người cần hết sức cẩn thận với các biểu hiện ở bản thân, để kịp thời chữa trị.
  • Các vết thương nhiễm trùng: Nhiễm trùng hở vết thương hay tai nạn, chấn thương trong đời sống sinh hoạt gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể, kích thích hệ miễn dịch bùng phát bệnh viêm khớp vảy nến.
  • Tác động xấu từ các chất kích thích: Những đối tượng sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,.. có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Bệnh viêm khớp vảy nến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

    Các tác nhân vây bệnh

Triệu chứng viêm khớp vảy nến

Để kịp thời chữa trị, người bệnh cần nhận biết được các triệu chứng bệnh viêm khớp vẩy nến như sau:

  • Đau nhức tại các khớp xương, sưng khớp: Tình trạng này thường xuất hiện chủ yếu ở khớp ngón tay, ngón chân, gây sưng đau, biến dạng khớp.
  • Phát ban: Da đỏ và hình thành vảy nến, thường xuất hiện ở chân, da đầu, ngực, mông, rốn.Đau dây chằng ở vùng gót chân, bàn chân: Những cơn đau này thường là dấu hiệu của bệnh viêm gân Achilles và viêm dây chậu Plantar. Những bệnh lý này tương đối nguy hiểm, nên người bệnh cần theo dõi cẩn thận và báo ngay với bác sĩ điều trị.
  • Móng bị tổn thương: Hình thành các vết đốm trên móng tay, chân, hoặc xuất hiện tình trạng bong móng, móng bị tách ra khỏi nền.
  • Đau khớp cổ, lưng: Viêm khớp vảy nến có thể dẫn đến bệnh viêm cột sống, gây đau lưng, cổ, và các đốt sống xung quanh.
  • Giảm tính năng hoạt động của khớp: Đây là hiện tượng người bệnh di chuyển khó khăn, không thuận lợi cử động khớp. Tình trạng này thường xuất hiện vào sáng sớm, khi người bệnh mới thức giấc và kéo dài đến 45 phút sau đó.
  • Người bệnh cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người.
  • Đau mắt đỏ, viêm loét miệng.
  • Thiếu máu: Thiếu máu do sự thiếu hụt hồng cầu trong cơ thể người bệnh, dẫn đến hiện tượng khó thở, đau đầu.

Bệnh viêm khớp vảy nến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

    Biểu hiện của bệnh viêm khớp vẩy nến

Cách điều trị viêm khớp vảy nến

Theo các bác sĩ cho biết, hiện nay vẫn chưa có cách có cách chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Thế nhưng người bệnh có thể sống chung dễ dàng với nó bằng cách kết hợp áp dụng các phương pháp điều trị.

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng và mức độ nguy hiểm của bệnh, cụ thể:

  • Chụp X-quang nhằm xác định sự biến dạng của khớp.
  • Chụp MRI để theo dõi liệu sự thay đổi của khớp có xuất phát từ bệnh vảy nến.
  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF để xác định xem bệnh nhân có nguy cơ bị thấp khớp không. Vì yếu tố này được tìm thấy ở những người bị thấp khớp nhưng lại không xuất hiện ở bệnh nhân viêm khớp do vẩy nến.

Điều trị vảy nến da

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn với các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh: Retinoids, Calcipotriene, Acitretin, Corticosteroid, Isotretinoin.
Điều trị da bằng tia UVB, PUVA (psoralen + UVA).

Chữa viêm khớp

  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc NSAID được dùng để giảm đau và chống viêm, tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa, dạ dày và ruột. Có hai loại NSAID với hai cơ thế hoạt động khác nhau là NSAID cổ điển (Naproxen, Diclofenac) và chất ức chế COX 2 (Celecoxib, Etoricoxib).
  • Thuốc Corticosteroid: Thuốc dùng để tiêm hoặc bôi vào vùng da bị thương, có tác dụng giảm đau, chống viêm.
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, đẩy lùi sự diễn biến của bệnh. Người bệnh nên dùng thuốc DMARDs càng sớm càng tốt, và nên kiên trì dùng hơn 1 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt từ nó. Một số loại thuốc trong nhóm này như Sulfasalazin, Methotrexate,..
  • Chất kháng TNF Alpha: Etanercept, Infliximab.
  • Thuốc sinh học: Thuốc được dùng để ngăn ngừa sự tấn công của hệ miễn dịch đến các cơ xương khớp. Thuốc có khả năng gây ra một vài tác dụng phụ như sưng đau, nổi đỏ ở vùng da bị tiêm.

Người bệnh lưu ý khi chỉ sử dụng thuốc khi đã có sự cho phép của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua ngoài về dùng. Đặc biệt, cần tuân thủ đúng theo liệu trình điều trị của bác sĩ để tránh bệnh tiến triển xấu hơn.

Bệnh viêm khớp vảy nến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

    Dùng thuốc Tây điều trị bệnh viêm khớp vảy nến

Một số lưu ý cho người bệnh

  • Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc cơ thể tại nhà, đồng thời kết hợp áp dụng các liệu pháp vật lý trị liệu.
  • Tăng cường luyện tập thể thao, vận động khớp hợp lý.
  • Kiểm soát cân nặng của bản thân, tránh hiện tượng tăng cân, béo phì, khiến bệnh diễn biến nặng hơn.
  • Áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vết thương để giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Hạn chế căng thẳng, stress để dễ dàng sống chung với bệnh
  • Tránh tiếp xúc da dưới ánh nắng mặt trời, luôn bảo vệ làn da khi đi ra ngoài.
  • Không nên sử dụng quá nhiều các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn, mà sẽ theo bệnh nhân đến suốt đời. Do đó, người bệnh cần sớm phát hiện và áp dụng đúng biện pháp chữa trị để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Hy vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh hiểu thêm về căn bệnh này, đồng thời biết cách sống chung với nó thuận lợi nhất.

các từ khóa liên quan: - Related searches - bệnh vảy nến có chữa được không - hình ảnh bệnh vảy nến - bệnh vảy nến có lây không - nguyên nhân bệnh vảy nến - vảy nến da đầu - vảy nến hồng - bệnh chàm - các bệnh về da. Nguồn : bacsydakhoa.com