Quảng Cáo

Bị bệnh vảy nến tắm là gì, tắm như thế nào mới đúng cách?

10/07/2020

Người bị vảy nến tắm lá gì, tắm như thế nào để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi việc tắm và vệ sinh da khi bệnh da liễu là yếu tố rất quan trọng. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp của chuyên gia về những vấn đề này qua bài viết dưới đây. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Bị vảy nến tắm lá gì?

Vảy nến là một bệnh lý da liễu do rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: Da khô ráp, xuất hiện những mảng tổn thương bong tróc như vảy cá, có thể có mụn nước hoặc không.

Nếu không thực hiện điều trị tốt và kịp thời thì bệnh có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như ung thư da, bệnh thận, huyết áp,…

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc tây thì các bác sĩ cũng khuyên người bị vẩy nến tắm một số loại lá cây để hỗ trợ giảm các biểu hiện khó chịu của bệnh, cụ thể là:

Tắm lá trầu không

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thành phần của lá trầu không chứa rất nhiều các hoạt chất có tính chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm sưng viêm, giảm ngứa, làm lành các tổn thương trên da.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không, sắc cùng với 3 lít nước. Sau khi nước sôi, để nguội bớt thì mang đi tắm. Phần bã có thể dùng để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn 1 lần/ngày trong khoảng 3 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các cách dùng cây vòi voi chữa vảy nến cũng đem lại hiệu quả rất tốt.

Tắm hoặc vệ sinh da bằng lá lốt

Với tính sát khuẩn và kháng viêm cao, sử dụng lá lốt sẽ giảm viêm, giảm ngứa, giúp phục hồi tổn thương trên da. Do đó, đối với thắc mắc người bị vảy nến tắm lá gì tốt thì bác sĩ khuyên bệnh nhân nên dùng là lốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi trong khoảng 15 phút để tinh chất trong lá tan ra.
  • Sau khi pha nước lạnh vào đến nhiệt độ thích họp thì người bệnh có thể tắm hoặc ngâm rửa trực tiếp mỗi ngày. Liên tục áp dụng cách làm này vừa đạt được hiệu quả cao, vừa không gây ra tác dụng phụ.

Bài thuốc từ lá khế

Ngoài 2 loại lá vừa được nêu ở trên thì lá khế cũng rất ưa chuộng trong sử dụng hỗ trợ điều trị vảy nến. Thành phần của lá khế chứa nhiều sắt, kẽm, canxi, photpho, chất chống oxy hóa và các chất có tác dụng kháng khuẩn.

Trong Đông y, lá khế có vị chua chát, tính bình, không độc có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt, trị mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa. Chính vì thế, dùng lá khế chữa bệnh vẩy nến đã được người dân dùng từ lâu và hiệu quả mang lại cũng rất tốt.

Cách thực hiện bài thuốc tắm lá khế cũng tương tự như các phương pháp nêu trên.

Không chỉ dùng lá, mà các bộ phận khác của cây đều là những vị thuốc chữa bệnh. Kết hợp lá và thân rễ cây khế để tắm làm tăng tác dụng khi điều trị vảy nến.

Bị bệnh vảy nến tắm là gì, tắm như thế nào mới đúng cách?

    Bị vảy nến nên tắm lá khế

Muồng trâu

Hay được gọi là muồng lác, có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, sát khuẩn, trừ viêm, giải độc gan. Cây được dùng để điều trị rất nhiều bệnh về da như: Viêm da cơ địa, tổ đỉa, mề đay, mụn nhọt và vẩy nến.

Muồng trâu được ứng dụng trong điều trị bệnh da liễu nhờ tác dụng thanh lọc từ bên trong, sát trùng ở bên ngoài. Không chỉ để sắc nước uống, mà dùng để tắm cũng rất tốt cho bệnh nhân.

Người bệnh thực hiện 1-2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Dùng cây lược vàng

Hoạt chất flavonoid trong loài cây này có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra nước sắc lá cây lược vàng còn giúp điều trị các bệnh về gan, giúp tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, ít ai biết được nó còn có tác dụng chữa bệnh vẩy nến.

Với nhiều cách thực hiện khác nhau như: Uống, đắp trực tiếp hoặc dùng nước lược vàng để tắm giúp cải thiện triệu chứng bong tróc của vẩy nến, khiến da trở nên mịn màng, không khô ráp, ngứa ngáy. Do đó, đây là lời giải đáp cho vấn đề tắm lá gì khi bị vảy nến.

Tắm lá trà xanh

Đây có lẽ là một loài cây đã quá quen thuộc đối với mọi người. Công dụng mà nó mang lại rất nhiều, có thể kể đến như: Chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, điều trị rối loạn mỡ máu, phòng tiểu đường, tăng huyết áp. Và một trong số đó là tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Lá trà xanh làm chậm sự phát triển của các tế bào, điều chỉnh hoạt động của một số loại enzyme có liên quan đến quá trình tái tạo da, loại bỏ các tế bào chết. Chính vì vậy dùng nước lá trà xanh để tắm giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Cách tắm cho người bị vảy nến

Sau khi biết được bị vẩy nến nên tắm lá gì thì người bệnh cũng cần phải chú ý đến cách tắm sao cho tốt nhất, không làm ảnh hưởng đến làn da bị bệnh.

Đây là cách thực hiện chung áp dụng khi điều trị bệnh bằng cách tắm lá

  • Lấy 1 nắm lá đun sôi cùng với 3 lít nước khoảng 15 – 20 phút. Sau khi nước nguội, chia làm 2 phần: Phần nước và phần bã.
  • Trước khi tắm bằng những loại lá trên, bạn nên tắm với nước sạch trước.
  • Sau đó dùng thau hoặc chậu to để ngâm mình vào nước. Có thể lấy phần bã chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến.
  • Sau khi tắm xong, lau khô người và không cần rửa lại bằng nước sạch.

Bị bệnh vảy nến tắm là gì, tắm như thế nào mới đúng cách?

    Người bệnh nên tắm bằng nước ấm, không tắm quá lâu

Một số lưu ý cho người bệnh vảy nến trong quá trình tắm

Để phát huy hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Không ngâm rửa quá lâu trong khi tắm.
  • Không chà xát mạnh gây tổn thương da.
  • Pha nhiệt độ nước vừa đủ, không để quá nóng sẽ làm tổn thương da
  • Hạn chế sử dụng sữa tắm, xà phòng hoặc các hóa chất khi bị vẩy nến.
  • Đây là phương pháp an toàn, lành tính, tuy nhiên có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, bạn nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài, thực hiện 1-2 lần/ngày. Nếu có những sự cố ngoài ý muốn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bài viết giới thiệu đến bạn đọc khi bị vảy nến tắm lá gì. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

các từ khóa liên quan: