Quảng Cáo

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối phải làm sao?

10/07/2020

Đầy bụng khi mang thai thường xuất hiện vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối gây cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả mẹ và bé. Dưới đây là một số mẹo giải quyết tình trạng này đơn giản mà hiệu quả. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Đầy bụng khi mang thai nguy hiểm không?

Chướng hơi, đầy bụng khó tiêu là biểu hiện thường gặp khi một người mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm túi mật, trào ngược dạ dày thực quản,… Tuy nhiên, ở đa số chị em trong giai đoạn mang thai cũng gặp phải tình trạng “khó ở” của hệ tiêu hóa. Vậy nguyên nhân của hiện tượng sức khỏe này là gì?

Nguyên nhân của hiện tượng đầy bụng khi mang thai

Bụng bị đầy hơi là một hiện tượng sinh lý khá phổ biến và hết sức bình thường của cơ thể khi mang thai. Rối loạn này xảy ra do cơ thể chị em có sự gia tăng hormone progesterone từ đó làm các mô cơ trơn bị giãn ra, khiến quá trình tiêu hóa bị chậm đi, vi khuẩn trong đường ruột hoạt động xử lý thức ăn lâu hơn, sinh ra nhiều hơi. Không chỉ đầy hơi, táo bón cũng là một biểu hiện khá dễ gặp phải trong giai đoạn nhạy cảm này.

Đầy bụng khi mang thai liệu có nguy hiểm?

Trên thực tế, bà bầu bị đầy bụng là tình trạng rất phổ biến. Triệu chứng này xảy ra gây nên cảm giác mệt mỏi và khó chịu, tuy nhiên không có gì đáng lo ngại đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối phải làm sao?
Đầy bụng khi mang thai có nguy hiểm không?

Hầu như qua giai đoạn nhạy cảm (chủ yếu là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối) và biết cải thiện chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp sức khỏe của mẹ đi vào ổn định, mất dần cảm giác này. Nhưng ở một số người nếu không biết cách điều trị và để cho tình trạng diễn ra trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, mất đi cảm giác ngon miệng.

Điều này có thể khiến cho cơ thể bị suy nhược, stress, thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai. Do đó, khi cơ thể có những thay đổi và không có dấu hiệu cải thiện, mẹ cần theo dõi và thăm khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là làm sao?

Nguyên nhân

Như đã nói, 3 tháng đầu từ khi bắt đầu giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi do nội tiết tố tăng lên để hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Mô cơ trơn bị kéo giãn, đặc biệt là cơ vùng chậu làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể.

Ngoài nguyên nhân sinh lý trên, đầy bụng trong 3 tháng đầu còn liên quan đến các loại thức ăn mà mẹ ăn vào. Theo đó trong 3 tháng này, các chị em thường thèm ăn rất nhiều món lạ và ăn vào giờ giấc không đúng với thói quen sinh hoạt trước đây. Điều này khiến gia tăng thêm gánh nặng do hệ tiêu hóa vốn đang có nhiều thay đổi.

Triệu chứng bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

  • Tức bụng như có vật chèn phía trên, luôn có cảm giác bụng đầy hơi, đầy nước;
  • Thường xuyên ợ khan, ợ nóng, ợ chua;
  • Luôn cảm thấy no, không muốn ăn do dịch tiêu hóa không được tiết ra;
  • Có cảm giác buồn nôn;
  • Khi nuốt cảm thấy vướng vùng cổ họng;
  • Có khả năng táo bón hoặc tiêu chảy.

Khắc phục tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Nguyên nhân từ hiện tượng sinh lý tăng hormone khiến chị em gặp phải hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường sẽ khó có thể giải quyết nhưng sẽ dần ổn định khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên nếu xuất phát từ chế độ ăn thiếu khoa học, mẹ bầu sẽ dễ dàng hơn để khắc phục hiện tượng khó chịu này, cụ thể bằng các biện pháp sau đây:

Xem ngay: Hay bị đầy bụng sau khi ăn không xì hơi được nguy hiểm không?

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối phải làm sao?
Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ;
  • Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu, tránh thức ăn cứng và lạ;
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để hỗ trợ tiêu hóa;
  • Không ăn vào tối muộn
  • Không ăn đồ ăn muối chua làm tăng acid dạ dày, không ăn nhiều đồ ăn đóng hộp, đồ dầu mỡ, đồ cay nóng, nước uống có gas.
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn, nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn 1 tiếng;
  • Ngủ đúng tư thế, kê gối dốc ở phần lưng để giúp giảm bớt sự khó chịu;
  • Tránh xa khói thuốc lá vì đây là nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng đầy hơi.

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm không?

Tình trạng đầy bụng trong 3 tháng cuối có thể lặp lại như 3 tháng đầu do có sự thay đổi thêm của hormone để kéo giãn vùng chậu cho quá trình chuyển dạ. Tuy vẫn gây nên khó chịu kèm theo sự mệt mỏi do ở giai đoạn cuối thai kỳ, thế nhưng đầy hơi không nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bên cạnh đó, đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối còn do tình trạng tăng cân khi mang thai và áp lực cho hệ tiêu hóa tăng lên khi thai nhi phát triển nhanh trong 3 tháng cuối này cũng khiến cho cơ thể mẹ cảm thấy nặng nề và khó khăn hơn khi vận động. Những lo lắng cho quá trình “vượt cạn” cũng dẫn tới tình trạng căng thẳng thai kỳ ảnh hưởng tới cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa.

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối phải làm sao?
Đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Ngoài ra, thêm một nguyên nhân khác mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải đó chính là thai nhi trong 3 tháng cuối này hấp thụ lượng nước trong thức ăn. Từ đó khiến cho phân của chị em trở nên khô hơn, thậm chí còn tích tụ lâu hơn ở trực tràng làm gia tăng khí dẫn tới táo bón, đầy hơi.

Nói chung tình trạng đầy hơi vào kỳ nguyệt tam cá thứ 3 không quá nguy hiểm, chị em chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là có thể khắc phục hiện tượng này.

Tương tự như hiện tượng đầy bụng khi mang thai trong 3 tháng đầu, để mẹ bầu giảm được tình trạng khó chịu này, giúp cơ thể thoải mái hơn đôi chút trước khi bước vào giai đoạn quan trọng, bản thân chị em và gia đình cần hỗ trợ để cải thiện bằng cách:

  1. Ăn uống khoa học tránh tăng cân quá nhanh, “vào” mẹ chứ không “vào” bé;
  2. Uống nhiều nước;
  3. Thêm nhiều rau và trái cây vào khẩu phần để tăng chất xơ và vitamin giúp đại tiện dễ hơn;
  4. Bà bầu bị đầy bụng nên vận động nhẹ nhàng, tránh bê vác đồ nặng hay hoạt động quá sức gây nên áp lực cho cơ thể và hệ tiêu hóa;
  5. Thoải mái tinh thần, không lo lắng quá mức;
  6. Thêm sữa chua vào bữa ăn nhẹ để tăng thêm lợi khuẩn giúp hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn;
  7. Nằm ở tư thế thoải mái, tránh nằm ngay sau khi ăn;

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối chủ yếu do tình trạng thay đổi hormone và chế độ ăn uống có phần khác biệt so với trước kia. Mẹ bầu hãy trang bị những kiến thức về dinh dưỡng để lựa chọn thực phẩm hợp lý, vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả nhé.

các từ khóa liên quan: