Quảng Cáo

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt phải làm sao và cần làm gì hết nấc?

10/07/2020

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt là tình trạng khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và bất tiện. Liệu có cách nào chấm dứt vấn đề phiền toái này hay không? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp nhé! Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)

Trào ngược dạ dày có gây nấc cụt?

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt phải làm sao và cần làm gì hết nấc?
Trào ngược dạ dày có gây nấc cụt

Nấc cục là tình trạng ngoài mong muốn do co thắt cơ hoành khiến dây thanh âm đóng lại nhanh và tạo ra tiếng nấc. Đây là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nếu nó diễn ra không thường xuyên trong thời gian vài phút đến 24 giờ. Nấc sinh lý được gây ra bởi thói quen ăn uống, nuốt vội vàng, mất tập trung khi ăn gây nên. Nhiều người thắc mắc không biết rằng liệu trào ngược dạ dày có gây nên nấc cụt hay không?

Theo các chuyên gia y tế, các nguyên nhân bệnh lý đường tiêu hóa như viêm thực quản, viêm tá tràng, viêm loét dạ dày, loét bờ cong lớn/ nhỏ, loét môn vị, loét tâm vị, viêm hang vị…. dễ gây nấc cục, trong đó thường gặp nhất do trào ngược bao tử. Ở những bệnh nhân này, hoạt động nhào trộn, co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị đảo lộn, tăng sức ép lên cơ hoành và khiến nắp thanh quản đóng lại đột ngột và gây ra nấc trào ngược dạ dày. Ngoài ra, người bị trào ngược còn gặp phải các triệu chứng khác như đau, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ho, đắng miệng, hơi thở mùi khó chịu…

Tuy nhiên, nhiều trường hợp đặc biệt người bệnh bị nấc mà không xác định được nguyên nhân gây cản trở quá trình điều trị.

Trào ngược dạ dày gây nấc phải làm sao?

Nấc cục có thể được chia làm hai loại là nấc mạn tính và cấp tính tùy thuộc vào thời gian, tần suất diễn ra triệu chứng. Những người nấc kéo dài liên tục trong vài giờ, vài ngày thậm chí là tới vài tháng khiến cho người bệnh hết sức khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ, đau tức vùng bụng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt hằng ngày. Những trường hợp nấc cấp tính thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn với tần số thấp rồi hết hẳn.

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt phải làm sao và cần làm gì hết nấc?
Trào ngược dạ dày gây nấc phải làm sao

Tùy thuộc vào từng người bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết phù hợp vì không phải trường hợp nào cũng cần sự can thiệp của y học. Để trị dứt điểm nấc do trào ngược thì việc điều trị căn nguyên gây bệnh nắm vai trò quan trọng, khi bệnh đã được kiểm soát, quản lý tốt thì các tình trạng khác cũng dần cải thiện.

Bạn có thể thử chấm dứt trào ngược dạ dày gây nấc cụt bằng các biện pháp vô cùng đơn giản như:

  • Uống nước: Uống từng ngụm nhỏ, từ từ nuốt xuống, có thể dùng nước mát hoặc nước ấm đều được.
  • Điều chỉnh hơi thở:Các cách như nín thở, bịt mũi trong vòng vài giây, hít sâu rồi từ từ thở ra cũng có thể chấm dứt cơn nấc cục.
  • Dùng tay bịt lỗ tai lại đến khi không còn nấc nữa.
  • Tác động vào tâm lý, hướng người đang bị nấc tập trung vào một vấn đề khác thú vị hoặc phức tạp hơn như xem thể theo, trò ăn cắp trứng gà…

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp chữa trào ngược dạ dày gây nấc bằng Đông y như châm cứu, bấm huyệt khá hiệu quả. Thuốc Tây cũng được một số người sử dụng để chấm dứt tình trạng này, tuy nhiên chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết và khi nấc cục có nguyên nhân bệnh lý. Đối với các trường hợp vận dụng nhiều phương pháp nhưng tình trạng nấc cục vẫn tiếp diễn thì cách giải quyết cuối cùng là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh hoành.

Một điều quan trọng khác mà người bệnh cần chú ý là thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga, duy trì lối sống khoa học, tăng cường vận động, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh.

Nấc trào ngược dạ dày cần lưu ý gì?

Những cơn nấc cụt thông thường sẽ không có đe dọa gì đến sức khỏe của con người mà chủ yếu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan vì đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc một số bệnh. Bạn cần chú ý thêm có xuất hiện các dấu hiệu sức khỏe bất thường nào khác của cơ thể diễn ra trong khoảng thời gian trào ngược dạ dày bị nấc. Nếu có thì nên chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa để được phát hiện, điều trị kịp thời.

Xem thêm >>Viêm thực quản trào ngược độ a, b, c, d, m là gì? Độ nguy hiểm và thuốc trị

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bạn có thể áp dụng các biện pháp chấm dứt tình trạng nấc cụt không sử dụng thuốc hoặc có can thiệp y học. Tuy nhiên các phương pháp không dùng thuốc được ưu tiên và khuyến khích thực hiện hơn cả vì tính an toàn, không gây tác dụng phụ, có lợi cho sức khỏe mà hiệu quả trị nấc trào ngược dạ dày tương đối tốt. 

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt phải làm sao và cần làm gì hết nấc?
Bị nấc cụt trào ngược dạ dày có thể dùng thuốc uống

Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những người đang điều trị các bệnh đường tiêu hóa nói chung và trào ngược bao tử nói riêng. Nhằm đảm bảo quá trình hỗ trợ điều trị, người bệnh nên tiếp nhận lời tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng và nghiêm túc thực hiện để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẹo chữa nấc dân gian, không kém phần thú vị mà hiệu quả bất ngờ.

Đối với bệnh nhân bị nấc cụt trào ngược dạ dày thì việc không kiểm soát bệnh tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là tử vong như:

  • Viêm loét dạ dày – thực quản: Đây là tình trạng bệnh kéo theo do trào ngược lâu ngày khiến dịch vị trào ngược lên thực quản gây viêm loét.
  • Barrett thực quản: Nguyên nhân là do dịch vị trào ngược gây tổn thương và sẹo ở vùng niêm mạc thực quản. Các sẹo này lâu này sẽ dần biến đổi thành u ác tính và là biến chứng nguy hiểm của tiền ung thư thực quản.
  • Ung thư dạ dày, ung thư thực quản: Đây là hai biến chứng nguy hiểm nhất vì vậy người bệnh cần phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực để tránh tình trạng này.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh trào ngược dạ dày gây nấc. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

các từ khóa liên quan: