Trẻ bị chướng bụng đầy hơi là trường hợp khá phổ biến ở các bé dưới 3 tuổi. Cho nên đây là vấn đề được khá nhiều bậc phụ huynh quan. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng trên, có nên thay đổi khẩu phần ăn của trẻ? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết để tìm ra lời giải cho vấn đề trên. Cùng bacsydakhoa.com tìm hiểu nhé (^ ^)
Trẻ bị chướng bụng đầy hơi nên ăn gì?
Nguyên nhân chủ yếu của việc trẻ dưới 3 tuổi thường bị đầy hơi chướng bụng đó là hệ thống tiêu hóa của các bé chưa được hoàn thiện. Thêm vào đó, nếu chế độ dinh dưỡng chứa nhiều loại thực phẩm lên men, các loại sữa có nguồn gốc lactose, đồ ăn nhiều đạm sẽ khiến dạ dày bé khó tiêu gây đầy bụng.
Vậy trẻ bị chướng bụng đầy hơi nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh này? Dưới đây là một số loại thực phẩm mà các bậc cha mẹ nên cho thêm vào khẩu phần ăn cho trẻ:
- Về trái cây: Ba mẹ nên cho các bé ăn nhiều các loại quả mềm như chuối, đu đủ, thanh long đỏ, dưa hấu, bơ, lê… để kích thích tăng cường hoạt động của ruột và dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều các loại trái cây chua như cam, bưởi, quýt…Vì đây là những loại hoa quả có chứa tính acid cao dễ gây đầy hơi và chướng bụng cho trẻ.
- Về rau củ quả: Phụ huynh nên tăng cường bổ sung các loại rau củ như rau đay, mồng tơi, khoai lang, sắn dây, măng tây… vào bữa ăn của bé bằng các món canh hay xào. Đây đều là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giúp bé dễ tiêu hóa và nhuận tràng.
- Trẻ bị chướng bụng đầy hơi nên ăn gì nhiều đạm: Những loại đạm này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé dễ dàng hấp thụ hơn và rất tốt cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé trong tương lai
- Thêm vào rau thơm và các gia vị vào đồ ăn của bé: Một số loại rau thơm cùng gia vị như tía tô, nghệ, tỏi, gừng, củ nén, hẹ, hành tím, diếp cá… có tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, duy trì hệ sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa, giúp quá trình lên men thức ăn dễ dàng hơn. Cho nên, khi bố mẹ bổ sung các loại gia vị, rau thơm này vào đồ ăn của bé sẽ giúp bé hạn chế được tình trạng ăn không tiêu và còn cảm thấy đồ ăn ngon miệng hơn.
- Cho bé uống nhiều nước lọc: Nước là chất có khả năng trung hòa chất lỏng và dịch vị acid trong dạ dày. Nếu thiếu nước cũng gây nên rất nhiều ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và có khả năng dẫn đến bé bị đầy bụng chướng hơi. Vì vậy, cần thường xuyên cho bé bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết trong ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Cách điều trị chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ
Bên cạnh việc thay đổi khẩu phần ăn, phụ huynh có thể áp dụng một số cách sau để làm giảm tình trạng khó chịu cho trẻ bị chướng bụng đầy hơi gây nên.
- Massage vùng bụng cho bé: Biện pháp này có khả năng làm giảm đi lượng hơi đang đầy ứ trong dạ dày của bé, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Để thực hiện cách này, mẹ hoặc bố dùng các đầu ngón tay đặt lên bụng trẻ rồi xoa tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra các vùng xung quanh. Thực hiện thao tác trong vòng từ 8 đến 10 lần để giảm dần tình trạng bụng bị căng trướng của bé.
- Pha nước gừng cho bé uống: Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần dùng khoảng 10g gừng khô đem ngâm pha với 100ml nước đun sôi. Sau đấy, dùng vợt lọc lấy nước rồi cho trẻ bị chướng bụng đầy hơi uống khi đang ấm. Các tinh chất trong gừng sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng cho trẻ.
- Cho bé uống nước lá tía tô: Tía tô có tác dụng kháng viêm, giải độc và tiêu khí rất tốt. Khi trẻ bị chướng bụng do khó tiêu, các mẹ có thể dùng 30g lá tía tô rửa sạch rồi ngâm nước muối. Tiếp đến lấy lá giã thật nát để vắt lấy nước mang đi chưng cách thủy. Sau đó, lấy nước này lúc còn ấm cho con uống từng ngụm một để giảm cảm giác căng tức chướng bụng.
- Chườm nóng bằng tỏi hoặc hành: Một cách nữa cũng hiệu quả không kém những cách trên đó chính là chườm nóng bụng cho bé bằng hành hoặc tỏi. Để thực hiện, bố mẹ lấy một của tỏi hay hành mang đi nướng rồi dùng một miếng vải bọc lại. Tiếp đến đem bọc vải này chườm lên vùng bụng của bé để làm giảm đi các triệu chứng khó chịu. Lưu ý là không được đặt tỏi hoặc hành đang nóng trực tiếp lên bụng trẻ.
Lưu ý khi bé bị chướng bụng đầy hơi
Ngoài ra khi chữa chướng bụng đầy hơi cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cũng cần phải đặc biệt lưu ý thêm:
- Điều chỉnh tư thế bú thích hợp cho trẻ: Tư thế khi cho con bú rất quan trọng bởi nếu để bé nằm bú sai cách có thể dẫn đến trào sữa hoặc đầy chướng bụng do khí thừa tràn vào. Do đó các mẹ khi cho trẻ bú sữa cần thực hiện đúng các tư thế cơ bản như tư thế ôm trái banh, tư thế bế ru ngược tay hoặc bế ru thuận tay… Sau đó là giúp bé thực hiện ợ hơi sau mỗi lần ăn để tránh bụng bị chướng.
- Để bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Một số nghiên cứu cho thấy rằng các bé dứt sữa mẹ quá sớm hoặc bú bình quá sớm dễ dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, tăng khả năng bị khó tiêu. Cho nên, việc mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hóa tốt hơn cho trẻ, giúp phòng ngừa được tình trạng trẻ bị chướng bụng đầy hơi.
- Cho bé ăn lượng thức ăn vừa phải: Điều chỉnh lượng thức ăn trong mỗi bữa của bé cũng quan trọng không kém việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng. Vì vậy, đồ ăn trong từng bữa của bé nên vừa phải, đừng cho trẻ ăn quá nhiều để tránh dạ dày làm việc kém hiệu quả. Đặc biệt là cần dặn trẻ phải nhai thật kỹ thức ăn, không nhai nuốt vội vàng để thức ăn dễ tiêu và giảm áp lực cho dạ dày.
- Kiêng trái cây quá chua hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ…
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị chướng bụng đầy hơi khi mang thai và cách xử lý an toàn
Thêm vào đó, phụ huynh cần tránh cho trẻ ăn một số loại thức ăn sau:
- Các loại trái cây nhiều acid như cam, bưởi, quýt…
- Tránh ăn các loại quả có hàm lượng fructose cao như táo, chà là, anh đào mận…
- Không cho bé ăn quá nhiều đồ ăn có dầu mỡ, chất béo gây khó tiêu, các loại đồ nướng.
- Khi bé bị đầy bụng thì cần tránh cho con ăn đồ ăn nhiều tinh bột, dầu mỡ hay chất đạm.
- Không uống các loại nước có gas, bánh kẹo ngọt.
Có thể thấy việc phòng tránh tình trạng trẻ bị chướng bụng đầy hơi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, khi cho bé ăn các bậc phụ huynh cần phải chú ý thật kỹ đến việc điều chỉnh loại thực phẩm và số lượng đồ ăn trong từng bữa sao cho thật phù hợp với cơ thể của con mình.